Một sự thật rất nhiều người nghĩ rằng, quả càng chua thì càng nhiều vitamin C, Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng khi vitamin C trong ổi còn nhiều hơn chanh. Do đó, các chuyên gia luôn khuyên chúng ta ăn đa dạng các loại trái cây để vừa bổ sung vitamin C vừa bổ sung các vitamin khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, nhất là trong thời điểm dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Đứng đầu trong danh sách trái cây chứa nhiều Vitamin C chính là quả ổi, chứa hàm lượng gấp 4 lần so với quả cam với 228 mg cho 100g ổi. Ngoài ra, quả ổi chứa nhiều vitamin A, aixt folic và các chất khoáng: kali, đồng, man gan, nhiều chất xơ, ít béo, cholesterol.
Đọc thêm:
Thiếu hụt vitamin D và nguy cơ mắc COVID-19 ở người có làn da sẫm màu
Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng ăn ổi mỗi ngày sẽ tránh được nhiều bệnh, tiêu biểu như táo bón. Đây cũng là loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa ngăn ngừa các bệnh ung thư.
Có một sai lầm thường gặp ở nhiều người là khi ăn ổi lại gọt vỏ bên ngoài. Thực chất, lớp vỏ của ôi mới là nơi chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhất. Tuy nhiên, với tình hình phun thuốc trừ sâu, chúng ta vẫn nên gọt vỏ để bảo đảm an toàn, hoặc mua ổi hữu cơ từ những nơi bán uy tín.
Loại trái cây có vỏ nhám này chứa hàm lượng vitamin C rất cao, 85mg/100 g dâu tây, để hấp thụ tối đa hàm lượng dinh dưỡng của nó thì cách dùng tốt nhất là ăn sống Ngoài ra, dâu tây có thể chế biến thành các loại nước uống như sinh tố dâu, sữa chua dâu tây, yakult dâu tây… cũng rất phù hợp.
Bạn hãy chọn những quả dâu mọng có màu đỏ tươi, cuống xanh tươi và không có dấu hiệu của úng, mốc. Rửa dâu trong nước lạnh và giữ lại phần cuốn để bảo toàn phần nước trái cây ở bên trong.
Quả kiwi không phải của Việt Nam, gần đây ta có thể tìm thấy nhiều ở quầy trái cây là do nhập khẩu từ New Zealand mặc dù kiwi có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, quả kiwi nhỏ là một loại trái cây dinh dưỡng nhất thế giới, nó chứa lượng cao vitamin C vào khoảng 70mg cho mỗi 100g, chất kali, chất chống oxy hóa, axít béo omega-3.
Hầu hết mọi người đều gọt vỏ trước khi ăn, nhưng thực ra phần gần vỏ có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ tốt. Vì vậy để tối ưu hóa dưỡng chất, bạn có thể thử rửa quả kiwi, sau đó chà xát phần lông tơ bên ngoài và thưởng thức khi vẫn còn vỏ.
Quả kiwi nên được ăn sớm khi nó chín và chỉ cắt ra trước khi ăn vì cắt ra để lâu sẽ làm giảm lượng vitamin C.
Một cốc đủ đủ 200 ml có thể cung cấp cho bạn lượng Vitamin C cần trong 1 ngày, khoảng 100mg. Tương tụ các trái cây giàu vitamin C khác, đu đủ có nhiều chất chống oxi hóa, kali, magie, chất xơ. Các chất dinh dưỡng này rất tốt cho tim mạch và bảo vệ lại cơ thể chống lại một số bệnh ung thư, ví dụ như ung thư ruột kết, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung...
Hơn nữa, đu đủ còn chứa 1 loại men papain rất tốt cho đường tiêu hóa và hỗ trợ hấp thụ tối đa lượng thực phẩm nạp vào cơ thể, giúp giảm viêm, tăng trắng da cho bạn 1 làn da mịn màng.
Trong một nghiên cứu đã được đăng tải từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ: “Vitamin C góp phần bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách lôi kéo sự tham gia của tất cả các tế bào miễn dịch bẩm sinh và thích ứng trong cơ thể con người. Vitamin C tích tụ lại trong thực bào, tạo ra các loại oxy phản ứng và tiêu diệt vi sinh vật.
Một nhà khoa học về dinh dưỡng Chen Yiting - Đài Loan cho rằng vitamin C là một loại vitamin hòa tan được trong nước và có tác dụng chống oxy hóa, là chất hàng ngày không thể thiếu đối với cơ thể con người. Trong khi đó, cơ thể con người không thể tự tổng hợp được mà phải đưa vào cơ thể thông qua thực phẩm.
Khi một người thiếu hụt vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến cho người đó dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngược lại, nhiễm trùng ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ Vitamin C khiến bị thiếu hụt trầm trọng. Do đó, bổ sung vitamin C hằng ngày có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng trong đường hô hấp và toàn thân.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mỗi một cơ thể trưởng thành cần 1 lượng vitamin C từ 65-90mg/ngày.
Vitamin C đều có trong các loại trái cây, rau củ quả. Tuy nhiên không phải ai cũng có thói quen bổ sung đều đặn dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Vì vậy họ sẽ sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để bồi bổ vitamin C theo các chuyên gia khuyên dùng.
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 phức tạp, việc bổ sung vitamin C hàng ngày trở nên quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, tuy nhiên không được lạm dụng bổ sung vitamin C từ thực phẩm chức năng vì sẽ gián tiếp gây ra bệnh sỏi thận, tác dụng phụ không mong muốn.
Do đó, chúng ta cần duy trì thói quen ăn uống đầy đủ, cân bằng giữa protein và vitamin, tập thể dục thường xuyên và kết hợp tắm nắng. Những thói quen sinh hoạt tốt sẽ góp phần đẩy lùi dịch Covid-19.