Không nên quát mắng con vào những thời điểm sau

Không nên quát mắng con vào những thời điểm sau
La mắng con là việc thường xuyên xảy ra khi có mâu thuẫn giữa cha mẹ và trẻ. Tuy nhiên, có những thời điểm cha mẹ tuyệt đối không nên quát mắng con để tránh gây tổn thương và ảnh hưởng tới tâm lí của bé.

Việc la mắng con có thể đem lại hiệu quả vào những thời điểm, không gian nhất định, đôi khi lại ngược lại. Do đó, cha mẹ nên kiểm soát cảm xúc của mình và không nên quát mắng con vào những thời diểm dưới đây:

1. Không nên quát mắng con vào sáng sớm, buổi đêm hoặc khi trẻ đang mệt mỏi 

Đối với cả trẻ em và người lớn, bắt đầu buổi sáng với tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng tới kết quả làm việc, học tập cả một ngày. Vì vậy, cha mẹ hãy giữ cho con một tâm lí thoải mái nhất trước khi ra khỏi nhà để bé không phải "ôm khư khư" sự khó chịu trong người suốt cả ngày dài, không thể thực hiện những kế hoạch đã dự định từ trước.

Ảnh 2.

Không nên quát mắng con vào buổi sáng (Ảnh: Internet)

Tương tự như vậy, sau cả một ngày, trẻ cần được nghỉ ngơi. Trở về nhà, nếu bị la mắng có thể sự mệt mỏi, căng thẳng nhân lên gấp nhiều lần. Nhẹ thì có thể gây bứt rứt, khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể tới sự căng thẳng thần kinh, thậm chí trầm cảm cho bé.

Đọc thêm:

Dạy con đúng cách: Cha mẹ nên tránh sử dụng những lời khuyên sau

Đâu là giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ em?

2. Không nên quát mắng con khi đang ở nơi đông người 

Nếu bị la mắng nơi đông người, đặc biệt là trước mặt bạn bè có thể khiến bé cảm thấy xấu hổ, không được tôn trọng và dường như việc la mắng sẽ chẳng đem lại bất cứ hiệu quả nào. Đặc biệt, việc đem sai lầm của trẻ ra nói trước đám đông còn khiến trẻ dần trở nên tự ti, nhút nhát hoặc khó kiểm soát được cảm xúc sau này.

 3. Không nên quát mắng trẻ trong bữa ăn 

Câu nói: "Trời đánh tránh miếng ăn" là hoàn toàn có lí trong trường hợp này. Trước hết, việc la mắng con trong bữa ăn khiến trẻ cảm thấy lo lắng, sợ sệt hoặc có lỗi, khiến bữa ăn không còn ngon miệng, ảnh hưởng tới việc hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển của trẻ.

Ảnh 3.

Không nên la mắng trẻ trong bữa ăn (Ảnh: Internet)

Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây rạn nứt tình cảm gia đình, trẻ không còn cảm giác muốn gần gũi, bữa ăn chung cũng không còn vui vẻ, đầm ấm.

4. Không nên quát mắng con khi đang nóng giận 

Các cụ thường nói: "Cả giận mất khôn". Trong lúc đang nóng giận, bên cạnh việc la mắng con, lời lẽ của cha mẹ có thể đi quá giới hạn, khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm, tổn thương. Tất nhiên, việc kiểm soát cơn nóng giận là rất khó. Vì vậy, cha mẹ nên giữ im lặng khi trẻ vừa mắc lỗi, để đảm bảo không khiến "chuyện bé xé ra to".

Ảnh 4.

Nên giữ bình tĩnh trước khi la mắng con (Ảnh: Internet)

Thay vào việc la mắng con ngay lập tức, cha mẹ có thể đợi đến khi sự việc đã lắng lại mới nói chuyện thẳng thắn với con. Trong cuộc nói chuyện hãy đảm đảm quyền riêng tư và lòng tự trọng của con không bị ảnh hưởng. Đôi khi một ánh mắt còn đáng giá hơn cả triệu lời nói.

Việc tiếp tục la mắng con khi con đã nhận lỗi, nhưng chưa thể sửa sai ngay lập tức có thể gây ra hậu quả. Dẫu biết rằng cha mẹ cũng cần xả giận bằng cách nói ra, nhưng việc này có thể biến bạn thành kẻ "lắm điều, nhiều chuyện". Vô tình chung, bạn đang khiến tất cả mọi người vô cùng mệt mỏi. 

5. Không nên quát mắng con khi con đã biết lỗi

Điều này có thể phản tác dụng, khiến trẻ không còn thấy hối lỗi hoặc thậm chí có những phản ứng ngược lại như cãi lời, bỏ đi,...

6. Không nên quát mắng con khi trẻ đang vui mừng, hoặc buồn rầu 

Khi tâm trạng đang vui mừng vì đạt được điều gì đó thì đột nhiên bị la mắng có thể khiến trẻ bị hụt hẫng, mất động lực để cố gắng. 

Ảnh 5.

La mắng con khi trẻ đang vui hay buồn đều không có lợi (Ảnh: Internet)

Tương tự như vậy, la mắng con khi tâm trạng trẻ không vui ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ rất nhiều. Ví dụ, khi trẻ bị điểm kém, vốn dĩ bé đã không vui, về nhà lại bị la mắng, chỉ trích khiến tâm trạng xấu đi càng nhiều. Từ đó sẽ sinh ra tâm lí sợ sệt hoặc giấu diếm, không dám nhận sai khi mắc lỗi. 

Như vậy, trước khi la mắng con, cha mẹ nên quan tâm tới cảm xúc, tâm trạng của con nhiều hơn để đạt được mục đích là dạy dỗ trẻ, không phải chì triết trẻ.

Tổng hợp


Tác giả: Bùi Thảo Ngân