Không muốn bé bị trào ngược dạ dày thực quản, mẹ đừng ăn các loại thực phẩm này

Không muốn bé bị trào ngược dạ dày thực quản, mẹ đừng ăn các loại thực phẩm này
Trẻ bị nôn trớ, cựa quậy khó chịu khi ti sữa là khi bé có các hiện tượng của trào ngược dạ dày thực quản, Điều này khiến nhiều cha mẹ đau đầu tìm nguyên nhân và phương pháp giải quyết giải quyết.

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Khi quá trình tiêu hoá diễn ra bình thường, thức ăn từ miệng được đưa xuống thực quản, qua tâm vị để vào dạ dày. Tại đây, dạ dày thực hiện nhiệm vụ nhào trộn thức ăn rồi chuyển xuống ruột xử lí tiếp.

Ảnh 2.

Khi thức ăn di chuyển ngược lại với con đường trên gọi là hiện tượng trào ngược. Trẻ bị trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản thì gọi là trào ngược axit. Trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ bị trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu là do các nguyên nhân sau: 

Dạ dày chưa sẵn sàng để thực hiện đúng chức năng: Tâm vị - chỗ nối giữa thực quản và dạ dày có một dải cơ trơn đặc biệt, tạo áp lực đóng mở, ngăn trào ngược thức ăn lên thực quản. Tuy nhiên, Đối với trẻ sơ sinh, bộ phận này có thể chưa được hoàn thiện, tạo điều kiện cho axit trong dạ dày có thể trào ngược lên. Ngoài ra, hệ tiêu hóa trong giai đoạn đầu đời còn nhạy cảm khiến sự hấp thụ các loại men lactase, enterokinase, pepsin trong sữa mẹ bị hạn chế.

Ảnh 3.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và cao hơn so với người lớn. Do đó, khi ăn quá no, vặn người, dòng sữa tác động ngược lại cơ tâm vị vốn chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ.

Thói quen ăn uống của mẹ: Sữa mẹ là nguồn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầy. Tuy nhiên, nguyên nhân áp lực và cơ thể mất sức có thể ảnh hưởng tới chất lượng của sữa mẹ. 

Ngoài ra, chất lượng sữa mẹ lại đến từ nguồn thực phẩm hàng ngày đồng nghĩa với việc bé sẽ gián tiếp hấp thụ những loại chất đó. Chính bởi sự thiếu hiểu biết kỹ càng về các loại đồ ăn thức uống này dẫn tới phản ứng thực phẩm và làm trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh.

2. Cho trẻ ăn gì để tránh trào ngược dạ dày thực quản

Đây là yếu tố chủ quan và có thể lưu tâm phòng tránh được. Vì vậy, mẹ nên lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm sau:

Ảnh 4.

- Trái cây họ cam chứa rất nhiều vitamin C mẹ ăn nhiều cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn tới tràn axit trong quá trình bú sữa. Mẹ có thể thay thế bằng đu đủ, xoài. 

Ảnh 5.

- Rượu, thuốc lá không chỉ gây kích ứng hệ tiêu hóa tạo ra phản xạ axit ở trẻ sơ sinh mà còn gây rất nhiều tác hại xấu tới sức khoẻ của trẻ.

- Cải xanh, cải bắp chứa hợp chất sunphua tạo khí hơi. Mẹ ăn nhiều loại rau này cũng có thể khiến trẻ bị đầy bụng, trào ngược axit. Để khắc phục, mẹ có thể nấu nhừ rau để làm mất tác dụng của loại hợp chất này. 

- Nước uống có ga: Trong các loại nước uống có ga có chứa caffein khiến mẹ giảm tiết sữa, đồng thời làm trẻ bị lạnh bụng, tiêu chảy hoặc rối loạn tâm vị.

Ảnh 6.

- Cà phê: Rất nhiều thắc mắc hỏi rằng mẹ đang cho con bú có uống được cà phê không? Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng phụ nữ nuôi con chỉ nên dùng ít hơn 200mg cà phê hòa tan một ngày (1 tách nhỏ với 20mg caffein). Bởi một phần lượng caffein trong cà phê sẽ được hòa vào máu và có thể đi đến tuyến sữa nếu mẹ uống nhiều và liên tục. Trẻ khi bú sữa thường ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ọc sữa vì cơ thể chưa tiêu hóa được caffein như người lớn. Mẹ có thể thay thế bằng các loại cà phê đã khử caffein, nước trái cây, sữa tươi, nước khoáng, trà thảo dược (trừ trà xanh). 

Ảnh 7.

- Hạt tiêu, ớt, gia vị cay là nguyên nhân khiến sữa mẹ bị nóng và có mùi khó chịu, gây trào ngược dạ dày thực quản và rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh. 

- Nước trái cây đóng chai chứa chất bảo quản, đường hóa học khiến hệ thống tiêu hóa non nớt của trẻ bị ảnh hưởng dẫn đến chúng khó tiêu trào ngược axit.

Ảnh 8.

- Đồ chiên rán, xào, xối mỡ chứa rất nhiều năng lượng nhưng lại không đủ chất dinh dưỡng, làm giảm chất lượng của sữa mẹ.

Tổng hợp

Tác giả: Bùi Thảo Ngân