Không khó để phân biệt cảm lạnh và dị ứng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Không khó để phân biệt cảm lạnh và dị ứng
Cảm lạnh và dị ứng có những dấu hiệu tương đồng vì thế dễ gây nhầm tưởng cho người bệnh. Tuy nhiên, việc hiểu nhầm giữa hai bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi điều trị sai cách.

Bệnh cảm lạnh và dị ứng không khó để phân biệt nếu bạn chú ý đến các triệu chứng bệnh. Đây là hai bệnh đều ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên dị ứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu cách phân biệt qua bài viết sau:

1. Vì sao cảm lạnh và dị ứng thường dễ nhầm lẫn?

Cả cảm lạnh và dị ứng đều có triệu chứng ảnh hưởng đến mũi như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Vì thế hai bệnh dị ứng và cảm lạnh này thường dễ nhầm lẫn với nhau.

Tuy nhiên dị ứng và cảm lạnh khác nhau hoàn toàn về bản chất cũng như cách điều trị. Riêng đối với bệnh dị ứng thức ăn nếu không phát hiện kịp thời có thể gây tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, người bệnh nếu có các dấu hiệu trên cần chú ý để phân biệt rõ hai bệnh.

2. Phân biệt cảm lạnh và dị ứng qua triệu chứng

2.1. Dị ứng thường có dấu hiệu ngứa

Khác với bệnh cảm lạnh, bệnh dị ứng thường có dấu hiệu rõ ràng nhất là ngứa. Dị ứng thường kèm theo các nốt đỏ nổi trên cơ thể, tùy loại bệnh dị ứng mà số lượng nốt đỏ trên cơ thể sẽ khác nhau. Khi cơ thể bị dị ứng thì gây ra việc mắt, mũi, tai và họng ngứa do hợp chất histamin.

2.2. Bệnh dị ứng thường kéo dài hơn cảm lạnh

Nếu như bệnh cảm lạnh chỉ kéo dài 3-5 ngày hoặc một tuần thì bệnh dị ứng có thể kéo dài lên đến hai tuần hoặc hơn để khỏi hoàn toàn. Đôi khi các triệu chứng dị ứng giảm bớt sau đó lại tái phát nặng hơn nếu không được điều trị dứt điểm.

2.3. Dị ứng thường kèm theo chảy nước mắt

Đối với bệnh dị ứng thường ngứa kéo theo chảy nước mắt, mắt khó chịu kéo theo chảy nước mũi và nghẹt mũi. Đồng thời lúc này, mắt sẽ bị ngứa, những dấu hiệu này không xuất hiện ở bệnh cảm lạnh. Vì thế, bạn hãy theo dõi tình trạng mắt, phát hiện những bất thường để phân biệt cảm lạnh và dị ứng, tránh nhầm lẫn giữa hai bệnh này.

2.4. Cảm lạnh có thể gây sốt

Dị ứng không bao giờ đi kèm với sốt, vì thế nếu bạn có dấu hiệu sốt nhẹ thì rất có thể bạn bị cảm lạnh đó. Bởi lúc này cơ thể bị nhiễm virus, để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, hệ miễn dịch tự tăng nhiệt độ để diệt virus. Nếu cơ thể tăng lên khoảng 38 - 38,5 độ thì có thể bạn bị cảm lạnh.

2.5. Các triệu chứng phát ra

Triệu chứng phát ra của cảm lạnh và dị ứng là khác nhau. Nếu như triệu chứng của cảm lạnh và dị ứng tồi tệ hơn vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc buổi tối khi chuẩn bị đi ngủ thì triệu chứng dị ứng nặng hơn khi ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như mùi hương, thời tiết, động vật.

2.6. Tình trạng tấn công của bệnh

Các triệu chứng chảy nước mũi, nước mắt, xuất hiện các mạch huyết nếu xảy ra đột ngột thì rất có thể bạn bị dị ứng. Bởi thông thường các triệu chứng bệnh cảm lạnh thường xuất hiện dần chứ không đột ngột như dị ứng.

2.7. Các triệu chứng khác của cảm lạnh và dị ứng

Đối với bệnh dị ứng, các triệu chứng khác kèm theo gồm thiếu ngủ, mệt mỏi, giảm tập trung khi bệnh kéo dài và không được điều trị ổn định. Đối với triệu chứng khác của bệnh cảm lạnh thường gồm mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, phờ phạc. Đối với cảm lạnh, do xuất hiện các dấu hiệu viêm nên cơ thể dễ có dấu hiệu bệnh cảm lạnh.

Bệnh cảm lạnh và dị ứng cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh nặng hơn, bạn cần thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.


Tác giả: Phương Nguyễn