Không khí lạnh tăng cường và chứng khó thở khi trời lạnh: Làm sao để đối phó?

Không khí lạnh tăng cường và chứng khó thở khi trời lạnh: Làm sao để đối phó?
Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 10 ngày đầu của tháng 12 miền Bắc sẽ liên tục đón các đợt không khí lạnh tăng cường với nền nhiệt giảm sâu. Hiện tượng khó thở khi trời lạnh hay khô mũi dẫn đến chảy máu thường xuyên xảy ra. Làm cách nào để đối phó?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy Văn Quốc gia cho biết, toàn tháng 12 miền Bắc sẽ có thêm từ 5 - 7 đợt lạnh mới. Nhiệt độ ban đêm và rạng sáng giảm nhanh, rét sâu có thể xuống dưới 15 độ C, đối với khu vực miền núi xuống dưới 10 độ C, thậm chí là 9 độ C. Kiểu thời tiết chủ đạo là rét, khô hanh.

Điều này khiến các chứng bệnh liên quan đến hô hấp, phổi đang có dấu hiệu gia tăng, có thể kể đến như chứng khó thở, ngạt mũi, hắt xì liên tục, chảy máu cam (chảy máu mũi),... Riêng với chứng khó thở khi trời lạnh đặc biệt cảnh báo với nhóm người đang mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp.

Để biết được cách đối phó với chứng khó thở thì bạn cần phải biết được nguyên nhân gây ra khó thở cấp tính hay mạn tính, dị nguyên là gì,...

1. Khó thở là gì?

Khó thở là gì? Đây là cảm giác bạn không thể hô hấp bình thường, tức ngực kèm ngột ngạt đè nặng lên ngực (trong tiếng anh gọi là shortness of breath).

moi-lien-quan-giua-ha-duong-huyet-va-chung-kho-tho-

Khó thở khiến ngực có cảm giác như bị tì ngạt (Ảnh: Internet)

Khó thở vào mùa lạnh có một số sẽ liên quan tới thời tiết (mang tính cấp tính), một số thì liên quan tới bệnh lý không riêng ở đường hô hấp mà còn liên quan tới mốt số cơ quan trong cơ thể.

2. Nguyên nhân gây ra khó thở trong mùa lạnh

Nguyên nhân khó thở

- Viêm phổi: Viêm phổi là một bệnh lý phổ biến trong hệ nhiễm trùng phổi. Triệu chứng viêm phổi gồm có ho, sốt kèm thở dốc mệt mỏi, tức ngực, đôi khi có buồn nôn và tiêu chảy.

- Hen suyễn: hen suyễn là một loại viêm phổi mãn tính cùng hẹp đường thở. Người bị hen suyễn thường thở khò khè, thở ngắn

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn được gọi là COPD. Khi bị COPD thường sẽ có cảm giác khó thở do khí lưu thông vào phổi bị cản trở. Ngoài ra thì người bị COPD còn có biểu hiện thở khò khè và sụt cân kèm mệt mỏi.

- Ung thư phổi: dấu hiệu ung thư phổi đặc trưng là thở ngắn, thở dốc kèm theo những cơn ho tức ngực kéo dài, thậm chí là ho ra máu và mất giọng. Khi nặng hơn sẽ có cảm giác xương bị đau nhức, chán ăn mệt mỏi dẫn đến sụt cân.

- Tràn khí màng phổi: người bị tràn khí màng phổi sẽ bị thở ngắn, ra mồ hôi nhiều kèm đau ngực.

tràn khí màng phổi

Bị tràn khí màng phổi có biểu hiện đau tức ngực, ra mồ hôi, thở ngắn (Ảnh: Internet)

- Thuyên tắc phổi: đây là tình trạng mà phổi người bệnh xuất hiện cục máu đông khiến động mạch phổi bị tắc nghẽn. Khi đó bệnh nhân sẽ có dấu hiệu thở ngắn, đau ngực và có thể ho ra máu hay sưng tấy bắp chân.

- Thiếu máu: việc thiếu hụt tế bào hồng cầu sản xuất máu làm suy giảm chức năng sản xuất và cung cấp oxy tới phổi và các cơ quan khác. Từ đó gây ra tình trạng hơi thở ngắn, da xanh xao, chóng mặt, buồn nôn.

- Suy tim giai đoạn nặng: người bị suy tim thường có dấu hiệu thở dốc, bị mệt mỏi, các chi dưới bị sưng đau và tim đập nhanh. Bệnh có 2 dạng phổ biến là cấp tính và mãn tính.

- Bị rối loạn lo âu tổng quát: đây là một dạng bệnh lý về tinh thần có dấu hiệu như lo lắng quá mức, thở dốc, người khó chịu và mệt mỏi kèm theo khó thở hay buồn nôn.

rối loạn lo âu

Lo lắng quá mức có thể gây ra hiện tượng thở dốc kèm buồn nôn (Ảnh: Internet)

- Viêm màng phổi: viêm phổi có biểu hiện khó thở khi trời lạnh cực kì phổ biến. Ngoài ra thì bệnh còn có các triệu chứng khác là sốt, đau nhức vai, lưng hay bị đau ngực.

- U hạt: u hạt là tình trạng các tế bào bị viêm trong cơ thể co cụm lại tạo thành những u hạt gây khó thở, thở khò khè hay mệt mỏi, giảm cân, phát ban kèm đau ngực hoặc mất thị giác; thậm chí ở một vài trường hợp là lên cơn động kinh.

- Bệnh lao: bệnh lao là một bệnh được xếp vào danh sách các bệnh lây qua đường truyền nhiễm cực mạnh. Khi bị nhiễm khuẩn lao, bệnh nhân thường có những triệu chứng phổ biến như khó thở, thở dốc, bị ho ra máu hay bị ra mồ hôi vào ban đêm.

Cơ chế gây khó thở khi trời lạnh

Vậy cơn khó thở khi trời lạnh hình thành như thế nào? Các chuyên gia cho biết, khi không khí lạnh đi vào cơ thể và kích hoạt sự co thắt của phế quản và đường thở, lúc này không khí lưu thông trong phổi bị rối loạn, khó khăn dẫn tới phản ứng kích ứng là khó thở.

Một ví dụ điển hình là sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm từ ấm áp, ẩm ướt sang thời tiết khô lạnh cũng khiến cơ thể thấy khó chịu.

3. Đối phó và phòng ngừa tình trạng khó thở khi trời lạnh

Đối với những người đang bị các vấn đề về phổi như phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi,.. thì ngay khi cảm thấy cơn khó thở bắt đầu xuất hiện hãy ngay lập tức quay trở lại nhà (một nơi ấm áp hơn).

giu-am-mua-dong

Mặc ấm để giữ cách nhiệt cơ thể với nhiệt độ ngoài trời (Ảnh: Internet)

- Mặc ấm: mặc ấm giúp cơ thể cách nhiệt với nhiệt độ lạnh ngoài trời. Những trang phục lót giữ nhiệt, tất len rất hữu ích trong thời tiết lạnh.

- Giữ ấm phòng: Nhiệt độ phòng nên giữ ở mức ấm áp để bạn luôn thoải mái, không bị khô mũi khi ngủ. Nên chuẩn bị thêm chiếc máy tạo độ ẩm trong nhà.

- Duy trì tập luyện thể dục: Giữ cho máu được lưu thông chính là cách tốt nhất để phổi của bạn có oxy lưu thông tốt trong thời tiết lạnh. Với người mắc bệnh phổi, để tránh khó thở khi trời lạnh bạn có thể tập luyện trọng nhà, hay đi bộ nhẹ nhàng.

- Đội mũ khi ra ngoài để nhiệt ấm không bị thoát ra bên ngoài

- Đeo khăn quàng cổ và che mũi kỹ càng để không khí trước khi hít vào phổi bạn đã được làm ấm hơn. Bạn nên thở bằng mũi nhiều hơn bằng miệng cũng là một cách làm ấm không khí trước khi hít vào.

rua mui 03

Rửa mũi, tai, súc miệng,... để bảo vệ đường hô hấp trong mùa lạnh (Ảnh: Internet)

- Vệ sinh mũi đúng cách

- Tránh bếp lò đốt củi và lò sưởi vì khói từ những thứ này có thể gây kích ứng đường thở của bạn và kết hợp với thời tiết lạnh gây khó thở.


Tác giả: Kim Phụng