Loạn thị xảy ra khi hình ảnh sau khi đi qua giác mạc, thay vì hội tụ tại một điểm duy nhất trên giác mạc, lại hội tụ ở nhiều điểm khác nhau. Sự phân tán này khiến người bị loạn thị nhìn thấy hình ảnh nhòe và mờ. Đối với viễn thị hay cận thị thì hiện tượng nhìn không rõ chỉ xảy ra với một cự ly nhìn còn đối với loạn thị, hình ảnh ở mọi cự ly đều nhìn không rõ.
Người bị loạn thị sẽ nhìn thấy hình ảnh mờ, nhòe, nhìn một vất có tới 2-3 bóng mờ. (Nguồn ảnh: Internet)
Nguyên nhân gây ra loạn thị chủ yếu là do giác mạc cong không đều, khiến hình ảnh không hội tụ tại một điểm được. Loạn thị thường kết hợp cùng cận thị, viễn thị tạo thành loạn cận, loạn viễn, loạn thị hỗn hợp hay chỉ riêng loạn thị gọi là loạn thị đơn thuần.
Mắt bị loạn thị sẽ nhìn thấy hình ảnh mờ, nhòe; có thể nhìn thấy nhân đôi, nhìn một vật có tới 2-3 bóng mờ; không nhìn rõ ở mọi cự ly; mỏi mắt, đau đầu khi nhìn quá lâu... Loạn thị có cả nguyên nhân bẩm sinh và do sinh hoạt không đúng cách. Trong đó, nguyên nhân bẩm sinh là chủ yếu.
Nhiều người bị loạn thị thường băn khoăn: "Loạn thị có tăng độ không?". Theo các bác sĩ nhãn khoa, mức độ loạn thị thường không thay đổi theo thời gian như cận thị hay viễn thị. Đa số các trường hợp bị loạn thì từ khi mới sinh, loạn thị không hề liên quan đến mức độ và thói quen sử dụng mắt. Các trường hợp khác có thể bị loạn thị sau một số chấn thương mắt.
Ngồi quá gần TV, đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém hay làm việc quá nhiều với máy vi tính không gây ra hay làm tăng thêm độ loạn thị. Tuy nhiên, trẻ em bị loạn thị nên đeo kính thường xuyên để tránh bị nhược thị.
Mức độ loạn thị thường không thay đổi theo thời gian. (Nguồn ảnh: Internet)
Độ loạn thị không thay đổi theo thời gian do đó việc đeo kính thường xuyên hay không cũng không làm thay đổi độ loạn thị. Đeo kính chỉ được coi như một phương pháp hỗ trợ giúp người loạn thị nhìn rõ hơn.
Thông thường, độ loạn trên 1 độ mới gây ra nhiều xáo trộn thị giác. Nếu người bị loạn thị cảm thấy tầm nhìn bị ảnh hưởng dẫn đến sinh hoạt khó khăn thì có thể đeo kính để giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều.
Đối với những người có độ loạn thị thấp, mắt ít bị khô, mỏi và vẫn có thể nhìn rõ thì không cần phải đeo kính thường xuyên.
Còn đối với những trường hợp mắt thường xuyên bị khô, mỏi, nhức mắt thì cần phải đeo kính cho dù độ loạn là lớn hay nhỏ.
Có thể bạn quan tâm:
- Đeo kính cận sai độ có sao không?
- Bí kíp đeo kính bỏ túi để không bị dại mắt
Có một tin vui là những người bị loạn thị có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình bằng việc thực hiện các bài tập dưới đây:
Luyện mắt là một bài tập hết sức vui nhộn và làm người tập cảm thấy hào hứng. Để bắt đầu, bạn đọc một cuốn sách mà bạn yêu thích trong vòng vài phút rồi đảo mắt nhìn sang các vật khác ở xung quanh bạn. Sau đó tiếp tục trở lại đọc sách rồi lại nhìn sang một vật khác.
Lặp đi lặp lại những hành động này cho đến khi bạn cảm thấy mỏi mắt thì dừng. Đây là một bài tập có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, giúp mắt khỏe hơn.
Luyện mắt là bài tập hết sức vui nhộn, giúp mắt khỏe hơn. (Nguồn ảnh: Internet)
Có thể bạn quan tâm:
- Bảo vệ trẻ khỏi loạn thị học đường
- Người bị loạn thị nên ăn gì?
Bài tập này giúp các cơ mắt được thư giãn, giảm sự căng thẳng cũng như đau đớn do bị căng cơ.
+ Để thực hiện bài tập, bạn dùng ngón tay cái dựng thẳng đứng trước mặt, đặt cách mũi 10cm và ngang với tầm mắt. Sau đó di chuyển ngón cái tới một độ cao mà mắt không còn nhìn thấy được nữa. Hãy để ngón cái ở vị trí mắt có thể nhìn thấy được trong vòng 2 giây.
+ Ngoài việc kéo ngón tay lên trên, bạn cũng có thể di chuyển ngón tay sang 2 bên trái, phải. Thực hiện bài tập trong 2 phút với tần suất 2-4 lần/tuần sẽ giúp bạn cải thiện thị lực.
Bài tập này tốt cho những người đang bị loạn thị nặng. Để thực hiện bài tập, bạn làm theo những bước sau:
Massage cầu mắt là bài tập rất tốt cho những người bị loạn thị. (Nguồn ảnh: Internet).
+ Nhắm mắt lại và đặt 2 ngón tay trỏ vào giữa 2 mắt
+ Dùng lực nhẹ nhàng massage mắt theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
+ Hãy thực hiện bài tập 10 lần và kéo dài trong khoảng 2 phút.
Hi vọng qua bài viết này bạn đã tìm được đáp án cho các câu hỏi "Loạn thị có tăng độ không?", "Loạn thì có nên đeo kính không?" và học thêm được một số bài tập hỗ trợ làm giảm độ loạn.