Không chủ quan khi bổ sung estrogen là lưu ý quan trọng mà mọi phụ nữ cần nắm được

Không chủ quan khi bổ sung estrogen là lưu ý quan trọng mà mọi phụ nữ cần nắm được
Bổ sung estrogen có thể giúp điều trị một số căn bệnh do thiếu hụt nội tiết tố. Tuy nhiên, không phải ai cũng bổ sung đúng cách và hiệu quả. Thực hiện sai phương pháp có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuyệt đối không chủ quan khi bổ sung estrogen là lưu ý quan trọng mà mọi phụ nữ cần nắm được.

1. Thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen gây ra những hệ lụy không tốt

Tình trạng thiếu hụt và rối loạn estrogen có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi do các bệnh lý tại buồng trứng. Trong độ tuổi sinh sản, cơ thể phụ nữ thường xuyên thay đổi bởi quá trình mang thai, sinh đẻ hay cho con bú. Điều này khiến lượng estrogen tự nhiên bị ảnh hưởng và gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tâm trạng thường xuyên thay đổi, vết nám xuất hiện hay mất ngủ.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, hệ sinh sản và đặc biệt là buồng trứng bắt đầu lão hóa, hoạt động kém do estrogen sụt giảm nhanh chóng. Thời kì này được coi là giai đoạn khủng hoảng của phụ nữ bởi chứng rối loạn về tâm sinh lý, miễn dịch suy giảm và sức khỏe toàn cơ thể.

Đặc biệt các vết nám trên da bắt đầu xuất hiện nhiều, sạm đen, nếp nhăn xuất hiện, da chùng nhão khiến chị em bắt đầu có dấu hiệu già đi. Cơ thể bốc hỏa, khó chịu và giảm giảm ham muốn tình dục... Dù ở giai đoạn nào, suy giảm estrogen cũng ảnh hưởng lớn đến cơ thể phụ nữ.

Ảnh 2.

Thiếu hụt estrogen ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và nhan sắc phụ nữ (Ảnh: Internet)

2. Đâu là căn cứ để bổ sung estrogen hiệu quả?

Rối loạn và thiếu hụt estrogen càng nhiều thì ảnh hưởng càng lớn đến cơ thể. Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng đó thì việc bổ sung estrogen là điều cần thiết. Có thể chỉ ra các lợi ích khi bổ sung estrogen như sau:

- Giảm triệu chứng vận mạch

- Giảm các triệu chứng ngoài da, khắc phục nám, tàn nhang và hạn chế quá trình lão hóa

- Giảm các triệu chứng teo ở hệ niệu dục

- Tác dụng tích cực lên hệ thống xương, làm giảm hiện tượng xốp và tiêu xương, hạn chế và giảm tỷ lệ gãy xương

- Hạn chế các tình trạng tim mạch, tăng huyết áp

- Giúp tâm trạng bình ổn, hạn chế suy nghĩ tiêu cực

- Tăng nhu cầu ham muốn tính dục và hạn chế các bệnh phụ khoa khác.

Bên cạnh đó, bổ sung estrogen còn có thể hỗ trợ điều trị sau cắt buồng trứng, điều trị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh, dậy thì muộn, điều trị ung thư tuyến tiền liệt...

Ảnh 3.

Bổ sung estrogen đúng cách sẽ mang tới nhiều lợi ích cho cơ thể (Ảnh: Internet)

3. Một số lưu ý khi bổ sung estrogen

Một vài chị em nghĩ rằng bổ sung estrogen có thể giúp giữ "mãi tuổi thanh xuân", cải lão hoàn đồng và điều trị nhiều căn bệnh. Điều này không đúng bởi đây chỉ là để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hiệu quả của việc bổ sung estrogen phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cơ thể và từng giai đoạn khác nhau. Khi bổ sung estrogen liên tục, trong thời gian dài cần kết hợp với progesteronio ít nhất 10 ngày đến nửa tháng.

Không lạm dụng bổ sung estrogen mà chỉ dùng cho những người có các triệu chứng khó chịu nặng, không tự vượt qua được, tốt hơn hết là có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong thời gian sử dụng cần theo dõi thường xuyên, nếu có bất thường cần ngừng và thực hiện các phương pháp thay thế.

4. Tác dụng phụ khi bổ sung estrogen sai cách

Việc lạm dụng và bổ sung estrogen bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể gây một số ảnh hưởng sau:

- Làm quá sản nội mạc tử cung và ảnh hưởng đến hoạt động tại bộ phận này.

- Làm tăng nguy cơ ung thư nội tử cung.

- Gây tình trạng như đau, cương vú, tăng nguy cơ ung thư vú

- Khiến huyết áp không ổn định, tăng khả năng ung thư vú.

- Khiến tình trạng nám da nặng nề hơn.. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa nồng độ estrogen trong máu và ung thư vú.

- Tăng nhanh sự cốt hóa các đầu xương.

Ảnh 4.

Sử dụng quá nhiều estrogen sẽ gây phản tác dụng (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, khi sử dụng quá nhiều estrogen sẽ gây phản tác dụng và gây ngừng sản xuất estrogen tự nhiên. Tình trạng này tác động đến buồng trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung. Từ đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Ở nam giới, nếu bổ sung estrogen liều cao sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng teo tinh hoàn nên trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

5. Một số trường hợp không nên bổ sung estrogen

- Tiền sử gia đình có người thân bị ung thư núm ung thư cổ tử cung.

- Rong kinh, xuất huyết âm đạo, không rõ nguyên nhân.

- Phụ nữ bị u xơ tử cung, u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng.

- Người có bệnh gan, mật, tim.

- Tiền sử bị tai biến, tiểu đường, Lupus ban đỏ.

Kết luận: bổ sung estrogen không đơn giản, nếu có nhu cầu thực hiện cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác giả: Minh Nghiêm