Một nghiên cứu diện rộng tại Trung Quốc, Trung Quốc, tỷ lệ tử vong lên tới 19% ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên; 10,5% ở người mắc bệnh tim mạch; 7,3% ở người mắc đái tháo đường; 6,3% ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD); 6,0% ở người tăng huyết áp và 5,6% ở bệnh nhân ung thư…
Trong số đó, những người mắc bệnh gan mãn tính có thể làm tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19. Thêm vào đó, bệnh có xu hướng diễn tiến nặng, nhanh, có thể suy hô hấp do sức chống đỡ kém trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2.
Ở những người nhập viện mắc Covid-19, tỷ lệ tăng men gan, trong óo alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST) được ghi nhận khoảng 14 - 83% tổng trường hợp tăng dưới 2 lần mức giá trị bình thường.
Virus SARS-CoV-2 có thể làm phức tạp bệnh gan có sẵn ở một số người, gây tăng men gan, và làm bệnh nặng hơn. Một số loại thuốc bao gồm kháng sinh, thuốc chống virus và steroid dùng trong điều trị Covid-19 cũng gây hại cho tế bào gan.
Tỷ lệ của tổn thương gan do thuốc (gồm remdesivir và tocilizumab) ở người bệnh COVID-19 là 25,4%. Vậy những đối tượng nào đang có nguy cơ tổn thương gan một khi nhiễm COVID-19:
Xơ gan là hậu quả của việc uống nhiều rượu, béo phì, đái tháo đường, viêm gan siêu vi… Khi phát hiện ra bệnh, nếu được điều trị đúng có thể ngăn ngừa tổn thương gan tiến triển nặng hơn, nhưng nếu không điều trị, xơ gan sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành ung thư gan và cuối cùng là tử vong.
Đọc thêm:
Phiên bản mới của Covid-19: Thay vì phổi, virus corona tấn công dạ dày trước tiên
Những cách hữu hiệu dành cho người già phòng tránh Covid-19 tấn công
Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 trên người bệnh nhiễm virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C sẽ dẫn tới hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khiến nguy cơ tử vong tăng lên: bệnh càng trở nặng, thời gian nằm viện kéo dài và nguy cơ tử vong cao gấp nhiều lần so với người bệnh không bị xơ gan.
Vì vậy, những người bị xơ gan cần phải có chế độ ăn uống, thể dục nghiêm ngặt hơn bình thường và tuyệt đối không tiếp xúc hay đi lại qua các vùng dịch có nguy cơ bùng phát COVID-19. Nhất là đối tượng trên 65 tuổi hoặc đang bị mắc bệnh viêm phổi mãn tính, béo phì, đái tháo đường ...
Ngoài ra, người bệnh vẫn phải tiếp tục uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tiếp tục theo dõi và tầm soát ung thư gan định kỳ.
Bệnh gan nhiễm mỡ là bệnh mãn tính gây ra bởi sự tích tụ chất béo trong gan và gây tổn thương. Trong những trường hợp nặng nhất, nó gây xơ hóa và sau đó là xơ gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến việc uống rượu và thường đi kèm với bệnh béo phì hoặc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Việc mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 được liệt vào nhóm nguy cơ thể nặng.
Một nghiên cứu từ Đại học Santiago de Compostela, Tây Ban Nha đã phát hiện những bệnh nhân gan nhiễm mỡ có một loại protein tên là thụ thể ACE2 mà virus SARS-CoV-2 sẽ bám vào khi nhiễm COVID-19. Protein này cho phép virus xâm nhập và tế bào và tàn phá cơ thể nhanh chóng.
Ruben Nogueiras, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Những bệnh nhân gan nhiễm mỡ có protein thụ thể ACE2 sẽ làm tăng khả năng bị lây nhiễm COVID-19 của họ”. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh ở những người béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Ở những bệnh nhân này có thể dễ mắc phải một dạng COVID-19 thể nặng.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu chỉ rõ rằng những phát hiện này không áp dụng cho bệnh nhân nhiễm mỡ đơn thuần hoặc béo phì đi kèm với đái tháo đường tuýp 2.
Theo nghiên cứu từ Ủy ban Sức khỏe quốc gia Trung Quốc cho biết: Các bệnh nhân bị ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng thường có hệ miễn dịch bị suy yếu nhất là trong thời gian đang điều trị (xạ trị, hóa trị,…).
Nguyên nhân do các phương pháp này làm giảm số lượng tế bào bạch cầu được tạo ra ở tủy xương.nên dễ nhiễm vi khuẩn, virus hơn người bình thường. Hơn nữa, do sự suy giảm của miễn dịch, các bệnh nhân ung thư có nguy cơ biến chứng nặng hơn khi nhiễm covid 19.
Tất cả những người bệnh mắc bệnh gan mãn tính đều phải được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó có xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan. Đối với người ghép gan vẫn có chỉ định chủng ngừa vaccine nếu tình trạng gan ổn định sau ghép, hoãn tiêm với người bệnh thải ghép gan.
Hiện tại, chưa có dữ liệu nào cho thấy tiêm vaccine COVID-19 ảnh hưởng đến nhóm người bị bệnh gan mãn tính. Do đó, những nhóm đối tượng trên nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị bệnh gan để có những lời khuyên phù hợp trước khi tiêm vắc xin
- Uống đầy đủ thuốc đã được kê đơn, đảm bảo đủ thuốc men tại nhà và tránh di chuyển không cần thiết.
- Chấp hành nghiêm chỉnh thông điệp 5K của bộ Y tế, kể cả đối với người đã tiêm vaccine phòng COVID-19.
- Duy trì thói quen thể dục thường xuyên, ăn thực phẩm lành mạnh, tránh uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
- Khi có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, hãy bình tĩnh tự cách ly và liên hệ ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.