Không chỉ nước trà ấm, loại nước này cũng giúp người bị cảm cúm nhanh hồi phục

Không chỉ nước trà ấm, loại nước này cũng giúp người bị cảm cúm nhanh hồi phục
Uống gì khi bị cảm cúm là một trong số những vấn đề được quan tâm nhất trong thời điểm giao mùa. Việc áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cơ thể nhanh bình phục hơn và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Thông thường người bệnh sẽ được khuyên bổ sung càng nhiều nước càng tốt khi bị cảm cúm. Điều này là do khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ cần thêm hydrat hóa để có thể nhanh chóng hồi phục.

Bên cạnh các thực phẩm, đồ uống nên tránh do có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, một số loại đồ uống cũng có tác dụng rất lớn đối với việc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy uống gì khi bị cảm cúm để cơ thể nhanh bình phục?

1. Súp gà

Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi "uống gì khi bị cảm cúm?" chính là súp gà. Đây chính là phương pháp hỗ trợ điều trị các chứng cảm cúm thông thường được truyền lại từ xưa đến nay. Điều này là do trong súp gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, calo và protein.

Uống gì khi bị cảm cúm để nhanh bình phục? - Ảnh 2.

Súp gà là phương pháp hỗ trợ điều trị các chứng cảm cúm thông thường được truyền lại từ xưa (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, trong súp gà cũng có chứa nhiều chất điện giải cũng như là nguồn chất lỏng cần thiết cho việc hydrat hóa, giúp là sạch các chất dịch nhầy mũi, từ đó làm giảm triệu chứng tắc nghẹt mũi do bệnh cảm cúm gây ra.

Hơn thế nữa, súp gà là nguồn cung cấp axit amin cysteine tuyệt vời. Đây là một loại chất có khả năng phá vỡ các dịch đặc giúp thông thoáng mũi, có tác dụng chống lại virus, chống viêm và chống oxy hóa. Thêm vào đó, nó cũng góp phần làm thuyên giảm triệu chứng ho do có khả năng ức chế hoạt động của bạch cầu trung tính.

2. Các loại nước ninh xương

Nước dùng từ các loại xương cũng giống như súp gà, là nguồn hydrat hóa hữu ích khi mắc camt cúm. Không những hương vị đậm đà giúp tăng hương vị cho các món ăn, trong các loại nước ninh xương còn chứa lượng lớn calo, vitamin và các khoáng chất như magie, canxi, folate và photpho rất tốt sức khỏe.

Đặc biệt nên sử dụng các loại nước ninh xương khi chúng còn nóng. Điều này là do hơi nước nóng có tác dụng giúp làm thông thoáng mũi, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng nghẹt mũi khó chịu do cảm cúm gây ra. Những loại nước canh từ nước ninh xương cũng có tác dụng rất tốt với dạ dày và giữ nước cho cơ thể hiệu quả.

3. Nước dừa

Các triệu chứng khi bị cảm cúm như sốt, đổ mồ hôi nhiều, nôn mửa hay bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là nguyên nhân khiến cơ thể mất nhiều nước. Chính vì vậy, việc luôn giữ đủ nước và các chất điện giải khi bị cảm cúm là một cho cơ thể là một trong những điều quan trọng nhất mà người bệnh cần lưu ý.

Uống gì khi bị cảm cúm để nhanh bình phục? - Ảnh 3.

Nước dừa không chỉ ngọt, mát dễ uống mà còn chứa rất nhiều các chất điện giải cần thiết (Ảnh: Internet)

Nước dừa là câu trả lời lý tưởng khi được hỏi uống gì khi bị cảm cúm. Nước dừa không chỉ ngọt, mát dễ uống mà còn chứa rất nhiều các chất điện giải cần thiết cũng như hàm lượng glucose rất tốt cho quá trình hydrat hóa.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng nước dừa có chứa các chất chống oxy hóa và có khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nước dừa có khả năng gây ra tình trạng đầy hơi cho người sử dụng nhiều hơn so với các loại đồ uống điện giải khác.

4. Nước trà ấm

Trong nước trà có chứa polyphenol. Đây là một loại chất tự nhiên có trong các loại thực vật rất tốt cho sức khỏe. Một trong những công dụng đặc biệt của nó là chống oxy hóa, chống viêm, chống virus, nấm và ung thư. Hơn thế nữa, uống một ly trà ấm có thể giúp dịu cảm giác khô rát khi bị cảm cúm. Hơi nóng của trà sẽ giúp làm dịu các cơn nghẹt mũi, đau họng, đau dạ dày hoặc tắc nghẽn ngực.

Trà gừng ấm là một đồ uống có tác dụng tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch của cơ thể hiệu quả. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể thêm 1 chút mật ong tăng vị ngọt, giúp dễ uống hơn đồng thời có tác dụng làm dịu các cơn ho, buồn nôn và giúp ngủ ngon hơn.


Tác giả: Anh Dũng