Tương tự, nếu chúng ta hỏi, ai là người không phát tán virus SAR-CoV-2 ra môi trường? thì câu trả lời là chỉ có người vừa xét nghiệm âm tính với SAR-CoV-2. Tuy nhiên, trước đó đã có không ít tình trạng xảy ra đối với một người dù trước kia có xét nghiệm âm tính (không nhiễm Covid-19) mà không chịu phòng bệnh hay đang ủ bệnh thì cũng có thể phát tán virus.
Bên cạnh đó, những người chưa đến nơi có dịch, đang khỏe mạnh nhưng chưa xét nghiệm cũng có thể đang mang virus hoặc sẽ nhiễm virus. Vì vậy, có thể hiểu rằng, không có nơi nào tuyệt đối an toàn 100% và người nào chắc chắn không nhiễm bệnh Covid-19 ở thời điểm hiện tại.
Trong tình hình không biết người đối diện, những người xung quanh thế nào, có khả năng nhiễm Covid-19 hay không, không biết nguồn bệnh là đâu trong cộng đồng, chúng ta vẫn có một cách để khắc phục tình trạng này và bảo vệ bản thân bằng cách tự ý thức và luôn luôn chú ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Điều quan trọng mấu chốt để hạn chế lây nhiễm Covid-19 là tất cả mọi người cần tự bảo vệ bản thân và người xung quanh bằng cách: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, ở nơi công cộng, nơi đông người, hoặc trong không gian khép kín. Tuy nhiên, cần nhất thiết phải đeo khẩu trang đúng cách.
Ngoài ra, BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) khuyến cáo thêm một số biện pháp khác như sau:
- Rửa tay thường xuyên, tốt nhất là với xà phòng và nước sạch, ở ngoài thì có thể dùng dung dịch rửa tay khô sát khuẩn.
- Hạn chế đưa bàn tay nên vùng mũi miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo; khăn giấy, khăn vải và sau đó bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định.
- Đồng thời, người dân nên hạn chế đi lại khi không cần thiết; không nên tập trung đông người và chú ý giữ khoảng cách an toàn khi giao tiếp.
Ngoài ra, khi chúng ta đến những nơi có không gian kín, đông người như: phương tiện công cộng (máy bay, xe bus…), siêu thị, nhà hàng. Hoặc nếu chúng ta là những người làm các công việc liên quan đến giao tiếp nhiều như: lái xe, lễ tân, tiếp thị… cần đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách, đặc biệt cần giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Nếu đồng lòng làm như vậy thì chúng ta đã góp phần ngăn ngừa được đường lây lan của virus.
Đặc biệt là những khoa có bệnh nhân nặng nên hạn chế tối đa người đến thăm nuôi. Vì người thăm, người nuôi bệnh nhân nếu mang mầm bệnh thì người trực tiếp bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là bệnh nhân. Nếu bắt buộc phải đến bệnh viện, cần tuân thủ nguyên tắc đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn đúng cách, thực hiện giãn cách khi giao tiếp. Nếu trong gia đình có người lớn tuổi, người có bệnh nền, chúng ta cũng nên hạn chế tiếp xúc. Khi đi từ ngoài về nên thay quần áo trước khi tiếp xúc với người thân. Đồng thời, nhóm đối tượng này cũng nên hạn chế đi lại, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Dù không thuộc diện F2, F3, F4… nhưng chúng ta vẫn cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa.
BS. Trương Hữu Khanh
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, mọi người cần bình tĩnh chống dịch và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan y tế. Mọi người cùng thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch Covid-19 thì sẽ hạn chế được việc lây lan và bệnh dịch sẽ được khống chế. Người không thực hiện đúng các biện pháp phòng dịch có thể làm lây nhiễm Covid-19, sẽ hại bản thân, gia đình và cộng đồng.
"Cơ hội lúc nào cũng còn, dịch sẽ khống chế được. Quan trọng là mỗi người cần đồng lòng, chung tay, dốc sức chống dịch.", BS. Trương Hữu Khanh nhận định.