Khoáng chất là gì? Tìm hiểu về khoáng chất trong cơ thể con người

Khoáng chất là gì? Tìm hiểu về khoáng chất trong cơ thể con người
Khoáng chất rất quan trọng để giúp cơ thể bạn luôn được khỏe mạnh. Cơ thể sử dụng khoáng chất cho nhiều chức năng khác nhau, bao gồm giữ cho xương, cơ, tim và não của bạn hoạt động tốt. Khoáng chất cũng rất quan trọng để tạo ra enzyme và hormone.

1. Khoáng chất là gì?

Khoáng chất là một nhóm các chất không sinh năng lượng nhưng giữ nhiều vai trò và chức năng quan trọng trong cơ thể. Một số khoáng chất, như iốt và florua, chỉ cần với số lượng rất nhỏ. 

Trong khi những khoáng chất khác, chẳng hạn như canxi, magie và kali, là cần thiết với số lượng lớn hơn. Cũng như vitamin, nếu bạn ăn một chế độ ăn uống đa dạng , bạn sẽ nhận được đủ hầu hết các khoáng chất.

Khoáng chất được chia làm hai loại, gồm khoáng chất vi lượng và khoáng chất đa lượng. Hai nhóm khoáng chất này đều quan trọng như nhau, nhưng khoáng chất vi lượng cần thiết với số lượng nhỏ hơn các khoáng chất đa lượng. 

Khoáng chất vi lượng gồm: Iron, kẽm, Iot, selen, đồng, mangan, florua, crom,... trong khi đó khoáng chất đa lượng gồm: Natri, clo, kali, canxi, phốt pho, magie, lưu huỳnh.

2. Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể

Cũng giống như sự cần thiết của vitamin, khoáng chất cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, bao gồm:

- Giúp xương phát triển và luôn khỏe mạnh: Canxi, magie, phốt ho là thành phần cấu tạo chủ yếu của xương và răng. Bên cạnh đó, canxi còn liên kết chặt chẽ tới chuyển hóa phốt pho, là thành phần tham gia các cấu tạo cơ não.

- Khoáng chất giúp điều hòa hệ tim mạch, tuần hoàn máu và tiêu hóa.

- Trong các phản ứng hóa học quan trọng của cơ thể, khoáng chất luôn có mặt. Sắt giúp tổng hợp hemoglobin và tham gia vào thành phần của nhiều men oxy hóa trong hô hấp tế bào, thiếu sắt sẽ gây ra thiếu máu; I-ốt tham gia tạo thirocin là hormone của tuyến giáp trạng, thiếu I-ốt là nguyên nhân của bệnh bướu cổ; Cu, Co là các chất tham gia vào quá trình tạo máu…

- Là thành phần cấu tạo nên chất đạm, chất béo trong cơ thể. Phốt pho là thành phần chính của 1 số men quan trọng tham gia chuyển hóa protid, lipid, glucid, hô hấp tế bào mô, các chức phận của cơ và thần kinh.

- Khoáng chất là chất xúc tác cho các hoạt động của enzyme

- Áp lực thẩm thấu giữa khu vực trong và ngoài tế bào sẽ được cân bằng nhờ sự tham gia của khoáng chất, đặc biệt natri tham gia vào điều hòa chuyển hóa nước, ảnh hưởng nhiều tới khả năng giữ nước và cân bằng nước của cơ thể.

- Khoáng chất cũng rất cần thiết cho sự phát triển và khỏe mạnh của trẻ nhỏ, cũng như thai nhi.

3. Bổ sung khoáng chất cho cơ thể

Những thực phẩm từ dinh dưỡng mỗi ngày chính là nguồn khoáng chất thiết yếu, đa dạng cho cơ thể. Vậy nên, một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng sẽ giúp bổ sung các loại cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu khoáng chất bao gồm:

- Nhóm khoáng đa lượng có trong nhiều thực phẩm như: các sản phẩm từ sữa, rau củ quả tươi, thịt, các loại đậu,...

- Nhóm khoáng vi lượng có nhiều trong cá, trứng, ngũ cốc, thịt, các loại hải sản,...

Nếu muốn bổ sung khoáng chất bằng thực phẩm chức năng hoặc bằng thuốc, cần chú ý và tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.

4. Kết luận

Khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, vậy nên cần chú ý bổ sung đầy đủ những khoáng chất cần thiết, tránh để cơ thể dư thừa hoặc quá ít. Khi cơ thể bị thiếu hụt khoáng chất sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật, cơ thể yếu đi, ví dụ như: cao huyết áp, trầm cảm, lo âu, xương yếu, rối loạn tiêu hóa, đau nhức,...

Ngược lại, quá nhiều khoáng chất trong cơ thể sẽ dẫn đến ngộ độc khoáng chất, gây nên tình trạng rụng tóc, mất trí nhớ, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, giảm thịt lực,... Chính vì vậy cần chú ý để đảm bảo cơ thể luôn nhận được đủ khoáng chất và luôn ở trạng thái tốt nhất. 


Tác giả: Lan Anh