Khó thở, khàn tiếng: Khi nào là bất thường, cần đi khám ngay?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Khó thở, khàn tiếng: Khi nào là bất thường, cần đi khám ngay?
Hiện tượng khó thở, khàn giọng, sụt cân..không phải lúc nào cũng nguy hiểm, tuy nhiên nếu nhận thấy những dấu hiệu này kéo dài, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thì nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất.

1. Khàn tiếng khi nào là nguy hiểm cần đi khám ngay?

Khàn giọng hoặc giọng nói bị thay đổi trong hơn 3 tuần có thể dấu hiệu của ung thư thanh quản.

Khàn giọng là triệu chứng phổ biến nhất, nhưng cũng không loại trừ những nguyên nhân khác gây ra hiện tượng khàn tiếng. Một trong số đó là viêm thanh quản cấp tính - thường xảy ra do cảm lạnh, nhiễm trùng phổi hoặc nói to quá mức, la hét, nói nhiều...

Hút thuốc cũng có thể gây khàn giọng vì nó kích thích niêm mạc họng (màng nhầy). Các nguyên nhân khàn tiếng khác bao gồm:

- Trào ngược axit dạ dày (axit dạ dày trào ngược lên thực quản và kích thích thanh quản.)

- Dị ứng hoặc gặp các vấn đề về tuyến giáp

- Khàn tiếng do tuổi tác. Người già đi thường có khả năng bị thay đổi giọng nói

- Khàn tiếng sau nhỏ mũi: Chất nhầy từ mũi xuống cổ họng cũng gây ra hiện tượng này

Nếu các hiện tượng trên biến mất sau vài ngày thì không nên lo lắng, bạn nên đi khám khi giọng nói bị khàn hơn 3 tuần. Nhiều khả năng bạn bị ho hoặc kích thích hơn là bị ung thư.

2. Khó nuốt

Khó nuốt có nhiều nguyên nhân:

- Có thể bạn bị mắc kẹt thức ăn trong cổ họng khiến việc nuốt trở nên khó khăn, cảm giác đau, nóng rát

- Hẹp thực quản gây khó khăn trong việc nuốt

- Khối u gây sưng hoặc tắc nghẽn vùng thực quản

Để chẩn đoán chính xác hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm.

3. Giảm cân

Giảm cân là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh ung thư,  bao gồm cả bệnh ung thư thanh quản. Nó thường xảy ra với ung thư thanh quản tiến triển và rất khó để nhận biết. Giảm cân thường là hậu quả của việc bạn gặp khó khăn trong ăn uống, khó nuốt thức ăn.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu đột ngột giảm từ 4-5kg trở lên trong một thời gian ngắn dù bạn không ăn kiêng.

4. Ho và khó thở

Một số người cảm thấy bị hụt hơi, ho mãi không dứt. Thở khò khè, gắng thở.

Ngoài ra có một số triệu chứng đi kèm như:

- Thường xuyên bị hôi miệng (do có khối u trong cơ thể)

- Đau tai không rõ nguyên nhân mặc dù trước đó bạn chưa từng có tiền sử các vấn đề về tai

Khàn giọng khi nào nguy hiểm cần đi khám bác sĩ ngay?

- Giọng nói bị khàn trên 3 tuần

- Giảm 4-5 kg trở lên trong thời gian ngắn dù không ăn kiêng

- Khó thở, thở mệt, thở hắt

- Khó nuốt

Mặc dù tất cả những triệu chứng này không thể chắc chắn bạn bị mắc ung thư thanh quản, tuy nhiên để đề phòng các vấn đề nguy hiểm, bạn cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để phòng tránh ung thư thanh quản, bạn nên:

Không sử dụng thuốc lá và hạn chế rượu bia:

Thuốc lá và rượu bia là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư và cũng là kẻ thù của cơ thể. Bởi vậy, nếu muốn tránh xa nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là ung thư thanh quản, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ngừng sử dụng thuốc lá, hạn chế rượu bia (uống ở mức độ vừa phải sẽ có hiệu quả tích cực đối với cơ thể).

Ngoài ra rượu cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản. Đặc biệt uống rượu cộng với hút thuốc lá sẽ dễ mắc bệnh gấp nhiều lần so với uống rượu và hút thuốc đơn thuần.

– Tránh xa môi trường độc hại: Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại cần có biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân và sử dụng mặt nạ phòng độc công nghiệp để phòng tránh ung thư.

– Giữ vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng mỗi ngày giúp hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư amidan...

– Chế độ ăn uống khoa học: Nên hạn chế sử dụng đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, rau củ quả muối chua. Tích cực ăn nhiều rau xanh, ăn thực phẩm tươi sống chưa qua tẩm ướp bảo quản, thực phẩm giàu vitamin.

Nguồn dịch: https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/laryngeal-cancer/symptoms

Tác giả: Lê Cường