'Khổ sở' vì táo bón lâu ngày? Tham khảo các mẹo trị táo bón cực hiệu quả này

'Khổ sở' vì táo bón lâu ngày? Tham khảo các mẹo trị táo bón cực hiệu quả này
Táo bón là căn bệnh về đường tiêu hóa gây ra rất nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Để giúp bạn đối phó với bệnh táo bón, dưới đây là những thông tin tổng quan nhất về bệnh táo bón và mẹo trị táo bón rất hiệu quả không cần dùng thuốc có thể áp dụng tại nhà.

1. Nguyên nhân gây táo bón là gì?

Táo bón là bệnh xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng táo bón tăng dần ở lứa tuổi thanh niên, đặc biệt là dân văn phòng do đặc thù công việc áp lực, tâm lí căng thẳng cộng với việc ngồi lâu một chỗ trong văn phòng, ít tập thể dục.

Nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây: 

- Thói quen ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, uống ít nước. 

- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê. 

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra táo bón như thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng,… 

- Do lười đi đại tiện hoặc nhịn đi đại tiện. 

- Do mất ngủ, căng thẳng thần kinh. 

- Do các nguyên nhân gây táo bón tại ống tiêu hóa khác. 

Ảnh 2.

Thói quen ít ăn rau là nguyên nhân số 1 gây bệnh táo bón (Ảnh: Internet)

Với bệnh táo bón ở trẻ em, nguyên nhân có thể là do chế độ ăn không đủ nước và thiếu chất xơ. Những trẻ có thói quen ăn đồ ăn nhanh và tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, nước ngọt có thể bị táo bón thường xuyên hơn. 

2. Triệu chứng bệnh táo bón

Các triệu chứng điển hình của bệnh táo bón là:

- Quá 3 ngày chưa đi đại tiện. 

- Phân khô, cứng, màu đen, thường bị vón cục. 

- Buồn đi đại tiện mà không đi được. 

- Khi đi đại tiện rồi vẫn cảm giác là còn phân trong ruột, chưa đi được hết. 

3. Cách trị táo bón bằng nguyên liệu tự nhiên

3.1. Trị táo bón bằng chanh

Nước chanh có tác dụng cực tốt trong việc kích thích hệ thống tiêu hóa. Do vậy, dùng nước chanh để chữa bệnh táo bón là một trong những biện pháp điều trị đơn giản mà hiệu quả nhất mà bạn có thể thử tại nhà. Bệnh cạnh đó, nước chanh còn tốt cho bệnh trĩ nội.

Ảnh 3.

Chanh có tác dụng trị táo bón rất tốt (Ảnh: Internet)

Cách thực hiện: Cắt một nửa quả chanh và vắt lấy nước. Pha vào nước ấm, có thể cho thêm một chút muối hoặc mật ong. Bạn nên uống vào buổi sáng khi chưa ăn sáng hoặc uống vào buổi tối. Thực hiện liên tục trong vài ngày để có được kết quả rõ rệt.

3.2. Trị táo bón bằng mật ong

Mật ong rất có ích trong việc làm giảm táo bón vì nó hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng liều nhẹ. Để ngăn ngừa và điều trị táo bón, bạn hãy sử dụng mật ong hàng ngày.

Ảnh 4.

Chữa táo bón bằng mật ong, bạn đã thử chưa? (Ảnh: Internet)

Cách thực hiện: Uống 2 thìa mật ong khoảng 3 lần một ngày. Có thể pha mật ong và chanh với nước ấm. Nên uống hàng ngày vào lúc dạ dày rỗng.

3.3. Trị táo bón bằng rau bina

Rau bina là thực phẩm cực kì tốt cho đường tiêu hóa. Trong rau bina tươi có nhiều thành phần có tác dụng làm sạch và tái tạo toàn bộ đường ruột.

Để điều trị bệnh táo bón, bạn nên bổ sung rau bina vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tùy theo sở thích của bạn mà bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín.

Cách thực hiện: Trong trường hợp bạn bị táo bón nghiêm trọng, hãy uống hỗn hợp gồm một nửa ly nước ép rau bina tươi và một nửa cốc nước với tần suất 2 lần một ngày. Kiên trì thực hiện đều đặn trong vài ngày, bạn sẽ thấy bệnh táo bón của mình được cải thiện trông thấy.

3.4. Trị táo bón bằng hạt thì là tây

Hạt thì là tây cực kì hữu ích trong việc điều trị các bệnh như khó tiêu, đầy bụng, táo bón và hội chứng ruột kích thích vì nó khuyến khích sự vận động cơ trơn trong đường tiêu hóa.

Ảnh 5.

Thì là tây giúp chữa táo bón hiệu quả (Ảnh: Internet)

Cách thực hiện: Bạn lấy một ít hạt thì là và rang khô chúng. Sau đó, xay và sàng lấy bột. Bảo quản bột trong một cái hũ. Hàng ngày, lấy nửa muỗng cà phê bột và pha với nước ấm.

3.5. Trị táo bón bằng hạt lanh

Hạt lanh có tác dụng chữa bệnh táo bón rất tốt bởi nó chứa rất nhiều chất xơ và axit béo omega-3. Sử dụng hạt lanh có thể giúp điều trị bệnh táo bón hiệu quả với các trường hợp từ táo bón nhẹ cho đến nghiêm trọng.

Ảnh 6.

Chữa táo bón bằng hạt lanh (Ảnh: Internet)

Cách thực hiện: Bạn pha 1 thìa hạt lanh với nước. Uống hỗn hợp này hàng ngày trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn từ 2-3 thìa hạt lanh kèm theo một cốc nước.

3.6. Trị táo bón bằng nho

Nho có chứa các chất xơ không hòa tan giúp tăng cường chuyển động ruột.

Cách thực hiện: Bạn ăn nho tươi hoặc uống một cốc nước ép nho mỗi ngày để trị táo bón. Một cách khác là cho khoảng 10-12 quả nho khô không hạt vào sữa, đun sôi trong vài phút và uống hỗn hợp này vào buổi tối. Phương pháp này đặc biệt tốt trong điều trị bệnh táo bón ở trẻ em.

Ngoài ra, nếu không có nho tươi, bạn cũng có thể ăn nho khô đã được ngâm trong nước từ một đến hai ngày và nên ăn vào buổi sáng khi dạ dày rỗng.

4. Cách phòng ngừa bệnh táo bón

Để ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả, bạn nên: 

- Bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn các loại thực phẩm như đậu, khoai tây, cà rốt, gạo lứt, mận, mầm lúa mì, trái cây tươi, rau lá xanh, các loại hạt, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, bông cải xanh, đậu Hà Lan…

- Uống đủ nước: Bạn cần uống khoảng 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể uống nước rau tươi và nước ép trái cây hàng ngày. 

- Tránh các đồ uống có cồn và caffeine vì chúng gây mất nước và có thể làm tình trạng của bạn tồi tệ hơn.

Với các gợi ý về cách trị táo bón kể trên, các bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị táo bón hiệu quả nhất. Tuy nhiên lưu ý nếu áp dụng các phương pháp trên mà bệnh tình không được cải thiện thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

  

Tác giả: D.A