Khô mũi có phải là triệu chứng của COVID-19 không?

Khô mũi có phải là triệu chứng của COVID-19 không?
Khô mũi có thể là triệu chứng của Covid-19 hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Vậy sau hồi phục Covid-19 có bị khô mũi không?

COVID-19 có liên quan đến một loạt các triệu chứng khác như mất khứu giác, tiêu chảy, đau họng và nôn mửa. Có khoảng 17,9 đến 33,3% những người mắc bệnh Covid-19 không phát triển bất kỳ triệu chứng nào.

Khô mũi có thể là triệu chứng của COVID-19 và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Nhưng việc bị khô mũi khi không có các triệu chứng COVID-19 điển hình hơn không có khả năng là dấu hiệu của nhiễm trùng. Kiểm tra cách COVID-19 gây khô đường mũi và những triệu chứng mũi nào khác có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng COVID-19.

1. Khô mũi có phải là triệu chứng của COVID-19 không?

Khô mũi xảy ra khi các xoang của bạn không sản xuất đủ chất nhầy để giữ ẩm. Virus gây ra bệnh COVID-19 có thể gây trở ngại cho việc sản xuất chất nhầy.

Virus SARS-CoV-2 được cho là xâm nhập vào tế bào của bạn thông qua một loại enzym gọi là hormone chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2). Enzyme này được tìm thấy trong nhiều mô trong cơ thể bạn, bao gồm các tế bào biểu mô lót các tế bào mũi và sản xuất chất nhầy.

Các triệu chứng về mũi của COVID-19 có thể tương tự như các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên khác và đôi khi bao gồm nóng rát hoặc khô mũi. Tuy nhiên không rõ những triệu chứng này phổ biến như thế nào.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2020 cho thấy một nhóm 35 người bị nhiễm COVID-19 cho biết họ có cảm giác lạ trong mũi hoặc khô mũi quá mức thường xuyên hơn nhiều so với những người không bị nhiễm COVID-19. Có 52% số người trong nhóm COVID-19 cho biết cảm giác giống như liên tục "thụt rửa mũi", so với 3% những người trong nhóm đối chứng.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tình trạng khô mũi thường xảy ra cùng với mất hoàn toàn hoặc một phần mùi và vị và có xu hướng xuất hiện trước các triệu chứng COVID-19 khác.

Khô mũi có thể là triệu chứng của COVID-19 không? Những người hồi phục sau COVID-19 có bị khô mũi không? - Ảnh 2.

Khô mũi có thể là triệu chứng của COVID-19 và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Cảm giác nóng rát ở mũi có phải là dấu hiệu nhiễm Covid-19 không?

Cách lấy lại khứu giác sau khi phục hồi do Covid-19

2. COVID-19 và chảy máu cam

Không rõ liệu COVID-19 có làm tăng nguy cơ chảy máu cam hay không. Tuy nhiên, trong một vài nghiên cứu cho thấy rằng chảy máu cam có thể phổ biến hơn ở những người mắc COVID-19 hơn những người không mắc bệnh. Một nghiên cứu thực hiện năm 2020 cho thấy 11% trong nhóm 54 người bị COVID-19 bị mất khứu giác cũng bị chảy máu cam.

Thuốc thông mũi và làm khô đường mũi

Trong nghiên cứu thực hiện năm 2020 phát hiện ra rằng 4,1% người trong nhóm 1.773 người bị COVID-19 bị nghẹt mũi cần sử dụng thuốc thông mũi để chống ngạt mũi có thể dẫn đến khô đường mũi.

3. Khô mũi họng có phải là triệu chứng COVID-19 không?

Cùng với việc gây khô mũi, COVID-19 cũng có thể dẫn đến khô và đau họng. Một nghiên cứu tháng 8 năm 2020 phát hiện ra rằng trong số 223 người lớn mắc COVID-19, 16,1% bị khô cổ họng.

4. Các triệu chứng mũi thường gặp nhất của COVID-19

Triệu chứng mũi phổ biến nhất của COVID-19 là thay đổi khả năng ngửi. Ngày càng có nhiều người báo cáo về việc mất khứu giác một phần hoặc hoàn toàn, cũng như khứu giác bị ảnh hưởng. Trong một số nghiên cứu cho biết rằng có tới hơn 1 nửa số người mắc Covid-19 xuất hiện triệu chứng này.

Ngạt mũi và chảy nước mũi đều đã được báo cáo ở những người có COVID-19. Nghiên cứu thực hiện trong năm 2020 phát hiện ra rằng trong nhóm 1.773 người được xác nhận nhiễm COVID-19, 4,1% bị nghẹt mũi và 2,1% bị sổ mũi.

Các triệu chứng thường gặp của COVID-19

Các nhà nghiên cứu đã nâng cao hiểu biết của họ về các triệu chứng COVID-19 khi họ có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu về loại virus này. Triệu chứng xuất hiện thường xuyên nhất bao gồm:

- Sốt

- Ớn lạnh

- Ho

- Mệt mỏi

- Khó thở

- Vấn đề về tiêu hoá: tiêu chảy

- Buồn nôn

- Bôn mửa

- Nghẹt mũi

- Sổ mũi

- Mất mùi hoặc vị

- Đau đầu

- Nhức mỏi cơ thể

5. Những người hồi phục sau COVID-19 có bị khô mũi không?

Một số triệu chứng COVID-19 vẫn tồn tại rất lâu sau mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu cho biết, những người mất khứu giác hoặc thay đổi khứu giác trong 3 tháng hoặc lâu hơn.

Hiện tại, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chứng khô mũi vẫn tồn tại sau khi nhiễm COVID-19.

Một đánh giá được công bố vào tháng 3 năm 2021 đã xác định hơn 50 triệu chứng kéo dài ở những người đang hồi phục sau COVID-19, nhưng khô mũi không phải là một trong những triệu chứng được xác định.

Nhưng có khả năng khô mũi có thể được xác định là một triệu chứng trong tương lai.

Khô mũi có thể là triệu chứng của COVID-19 không? Những người hồi phục sau COVID-19 có bị khô mũi không? - Ảnh 4.

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chứng khô mũi vẫn tồn tại sau khi nhiễm COVID-19 - Ảnh Internet

6. Nguyên nhân khác gây ra khô đường mũi?

Nhiều tình trạng ngoài COVID-19 cũng có thể gây khô đường mũi. Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn.

Các bệnh nhiễm trùng khác: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm trùng xoang có thể dẫn đến khô, viêm và nóng rát.

Dị ứng theo mùa: Dị ứng theo mùa thường gây kích ứng xoang và dẫn đến viêm và khô. Một số loại thuốc dị ứng cũng có thể góp phần.

Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có xu hướng làm khô xoang của bạn bằng cách giảm sản xuất chất nhầy.

Đeo khẩu trang trong thời gian dài đây cũng là nguyên nhân có liên quan đến sự phát triển của khô mắt và mũi.

Không khí khô: Tiếp xúc với không khí khô có thể dẫn đến kích ứng và khô mũi. Không khí có xu hướng đặc biệt khô trong những tháng mùa đông.

Mất nước: Uống không đủ nước làm tăng nguy cơ màng nhầy của bạn bị khô, đặc biệt là nếu bạn đã dễ mắc bệnh.

Khi nào đi khám bác sĩ về chứng khô nghẹt mũi

Mũi bị khô có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Nếu bạn có các triệu chứng COVID-19 khác hoặc nghĩ rằng bạn có thể bị nhiễm COVID-19, bạn nên cách ly bản thân với những người khác và điều trị các triệu chứng tại nhà. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị cách ly đối với người bệnh như sau:

- Ít nhất 10 ngày kể từ khi các triệu chứng khởi phát

- 24h không sốt và không sử dụng thuốc hạ sốt

- Cách ly đến khi các triệu chứng khác được cải thiện

Cần cấp cứu y tế khi nào?

- Khó thở

- Phát triển bệnh

- Không có khả năng thức dậy hoặc không tỉnh táo

- Khi môi, móng tay hoặc da có vẻ nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam

- Bất cứ thay đổi nào khác đến sức khỏe có liên quan

Lưu ý, đối với những người có làn da sẫm màu có thể khó nhận thấy sự đổi màu cho thấy tình trạng thiếu oxy hơn những người có làn da sáng màu.

Kết luận

Vi rút gây ra COVID-19 có khả năng làm gián đoạn quá trình sản xuất chất nhầy và làm khô đường mũi của bạn. Nhưng đường mũi khô nếu không có các triệu chứng giống cúm điển hình hơn thì không có khả năng là dấu hiệu của nhiễm trùng COVID-19. Sốt, ho và mệt mỏi là một trong những triệu chứng điển hình hơn cả.

Khô mũi có thể có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác bao gồm tiếp xúc với không khí khô, đeo khẩu trang lâu và dị ứng.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.healthline.com/health/dry-nasal-passages-covid#seeking-medical-help

2. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/quarantine.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fcoronavirus%2F2019-ncov%2Fif-you-are-sick%2Fisolation.html


Tác giả: N.Mai