Các thống kê cho thấy, có khoảng 10% người già bị mắc chứng khô miệng khát nước về đêm. Người trẻ và trẻ em ít gặp tình trạng này hơn. Khô miệng khát nước về đêm tuy không phải là vấn đề lớn, nhưng nó khiến chất lượng cuộc sống giảm vì gây gián đoạn giấc ngủ, ngủ không được liền mạch và sâu giấc.
Khô miệng khát nước về đêm là tình trạng báo hiệu cơ thể đang sản xuất không đủ nước bọt. Trong khi đó, nước bọt là yếu tố cực kỳ quan trọng với sức khỏe răng miệng. Nếu bị khô miệng suốt đêm, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ có điều kiện phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Các triệu chứng khô miệng khát nước về đêm có thể bao gồm các dấu hiệu sau đây:
- Nước bọt đặc hơn bình thường.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Lưỡi khô, lưỡi có rãnh.
- Miệng bị lở.
Đọc thêm:
+ Khô họng sau khi thức dậy là bệnh gì? Những điều cần biết về chứng khô họng sau khi thức dậy
- Họng đau và khô.
- Có cảm giác dính miệng.
- Môi khô và bị nứt nẻ.
- Khó nhai và nuốt thức ăn.
- Vị giác thay đổi.
Khô miệng khát nước về đêm là triệu chứng gặp phải ở khá nhiều người, đặc biệt với những đối tượng trên 65 tuổi. Nguyên nhân là vì, khi già đi, hoạt động của tuyến nước bọt cũng yếu đi, khiến lượng nước bọt có thể giảm tới 40%.
Nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng khát nước về đêm có thể phân chia thành nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
- Uống quá ít nước
Uống quá ít nước là một trong những nguyên nhân gây khô miệng khát nước về đêm. Uống quá ít nước trong ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt. Trong khi đó, nước bọt chủ yếu được tạo thành từ nước. Do đó, không uống đủ nước trong ngày sẽ khiến cơ thể không có đủ điều kiện để sản xuất nước bọt và dẫn đến khô miệng khát nước về đêm.
Vì thế, để phòng tránh tình trạng này, cần duy trì bổ sung đủ nước xuyên suốt trong ngày, giúp đảm bảo cơ thể có đủ nước để sản xuất nước bọt.
- Tác dụng phụ của thuốc
Trên thực tế, có nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ là khô miệng khát nước về đêm. Các loại thuốc gây chứng khô miệng khát nước vào ban đêm là các loại thuốc như thuốc điều trị trầm cảm, huyết áp, thuốc kháng histamine, thuốc giúp thông mũi và một số loại thuốc kháng sinh. Khi gặp tình trạng này, nên trao đổi với bác sĩ để có hường khắc phục.
Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị cũng có thể dẫn tới tình trạng khô miệng khát nước về đêm. Chứng khô miệng do hóa trị có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ điều trị bệnh của bệnh nhân.
- Ngủ ngáy, ngủ há miệng
Thói quen thở bằng miệng, ngủ ngáy khi ngủ sẽ cản trở việc tiết và nuốt nước bọt ở dưới lưỡi. Khi thời gian ngủ kéo dài, việc há miệng hay ngủ ngáy làm miệng và cổ họng bị tiếp xúc nhiều với không khí dẫn đến tình trạng bị khô miệng khát và khát nước.
- Tuổi tác
Những đối tượng là người cao tuổi có khả năng mắc triệu chứng khô miệng khát nước về đêm cao hơn người trẻ. Nguyên nhân là vì người già thường sẽ gặp nhiều bệnh lý và phải sử dụng thuốc điều trị nhiều hơn.
Hơn nữa, tuổi càng cao, khả năng sản xuất nước bọt càng yếu đi, khiến lượng nước bọt tiết ra không đủ, gây ra tình trạng khô miệng.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh
Ăn những thực phẩm quá cay hoặc quá ngọt, quá mặn trước khi ngủ dẫn tới tình trạng khát nước liên tục, khô miệng khát nước về đêm. Ngoài ra, việc tiêu thụ rượu, cà phê hay hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến khoang miệng bị mất nước.
Khô miệng khát nước về đêm không đáng lo ngại nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, không ít trường hợp, tình trạng này là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm.
- Bệnh tiểu đường
Đặc trưng của bệnh tiểu đường là tăng đường huyết. Trong khi đó, tăng đường huyết trong thời gian dài có thể gây tổn thương mãn tính và rối loạn chức năng của các cơ quan như mắt, thận, tim, mạch máu và thần kinh, với biểu hiện lâm sàng là mất nước và đa niệu.
Bệnh nhân tiểu đường có thể trở nên rất gầy, thường xuyên khát nước và dễ đói. Khi thấy khát nước kéo dài giữa đêm, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra các chỉ số về lipid máu và glucose nước tiểu. Triệu chứng khô miệng khát nước về đêm ở bệnh nhân tiểu đường chủ yếu xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi, thuộc bệnh tiểu đường tuýp 2 và kèm theo các bệnh lý như cao huyết áp.
- Bệnh đái tháo nhạt
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo nhạt có thể thải ra một lượng nước tiểu lớn. Do cơ thể bị thiếu nước bất thường nên người bệnh thường bị mất nước trầm trọng và luôn cảm thấy khát nước, khô miệng.
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đái tháo nhạt là thường xuyên đi vệ sinh, kèm theo khát nước và uống nhiều nước một cách không tự chủ. Tình trạng này khiến bệnh nhân dễ cáu kỉnh, lo lắng, bị khô miệng khát nước về đêm, dẫn đến mất ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Rối loạn chức năng tuyến giáp
Rối loạn chức năng tuyến giáp gây thiếu hụt hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và nhiều quá trình khác trong cơ thể, trong đó có quá trình tiết nước bọt.
Khi chức năng tiết nước bọt bị ảnh hưởng sẽ dẫn tới người bệnh cảm thấy khát nước, khô miệng, đặc biệt là vào ban đêm.
- Bệnh gan
Biểu hiện ban đầu của viêm gan là khát nước, uống nhiều nước và tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm. Các bác sĩ cho biết, khi xuất hiện dấu hiệu này, cần phải kiểm tra xem có phải do chứng thận âm hư hay không.
- Rối loạn chức năng đường ruột
Triệu chứng của rối loạn chức năng đường ruột thường là đau bụng, chướng bụng, thỉnh thoảng bị đầy hơi. Khi tiêu thụ những thực phẩm quá mặn hoặc nêm nếm nhiều gia vị, có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây tình trạng khô miệng và khát nước.
Khô miệng khát nước về đêm do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra khô miệng khát nước mà cách khắc phục, chữa trị ở mỗi người có thể khác nhau. Chính vì vậy, tốt nhất, khi gặp tình trạng này, mọi người nên tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị đúng cách.
Ngoài ra, có một số cách khắc phục tình trạng khô miệng, khát nước về đêm khá đơn giản mà hiệu quả như:
- Bổ sung đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần. Trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy nên uống một cốc nước ấm. Tuy nhiên, trước khi ngủ bạn chỉ cần uống với lượng vừa phải, nếu uống nước quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tiểu nhiều, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
- Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho người bị khô miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên.
- Không dùng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể gây ra chứng khô miệng.
- Thay đổi thói quen khi ngủ, tránh thở bằng miệng
- Hạn chế ăn những thực phẩm quá ngọt, quá mặn, quá cay vào buổi tối.
- Tránh tiêu thụ nhiều rượu, bia, hút thuốc lá hay sử dụng ma túy các loại, ma túy tổng hợp.
- Nên sử dụng các máy móc có chức năng tạo độ ẩm và duy trì độ ẩm trong phòng ngủ.
- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ít đường giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động.
- Tránh căng thẳng, stress, luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, không để cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Với những bệnh nhân đang điều trị bệnh và sử dụng thuốc theo đơn mà xuất hiện cảm giác khô miệng khát nước về đêm, người bệnh cần xin ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh lại lượng thuốc hoặc đơn thuốc cho phù hợp.
Một số thực phẩm hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khô miệng khát nước về đêm như:
- Trà gừng: Uống trà gừng khoảng 300ml một ngày, không nên uống quá nhiều vì uống quá nhiều trà gừng sẽ gây nóng.
- Nước ép cây lô hội: Cây lô hội có tác dụng giúp kích thích vị giác và bảo vệ niêm mạc miệng. Vì thế, để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng khô miệng khát nước về đêm, có thể dùng nước ép của cây lô hội để súc miệng hoặc uống trực tiếp khoảng 200ml một ngày. Ngoài ra, có thể bôi gel lô hội trong miệng và ngoài miệng khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
- Các loại hoa quả như cam, quýt và bưởi giúp ngăn ngừa và cải thiện chứng khô miệng khát nước về đêm.
- Hỗn hợp nước chanh và mật ong vừa có thể giúp thúc đẩy tuyến nước bọt, vừa hạn chế hơi thở có mùi hôi.
Như vậy, khô miệng khát nước về đêm có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Để cải thiện tình trạng này các bạn nên vệ sinh răng miệng, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, ... Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra lâu ngày, không thuyên giảm nên đến bệnh viện thăm khám.