Khô miệng, đau cơ và những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt biotin

Khô miệng, đau cơ và những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt biotin
Việc thiếu hụt biotin xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ. Nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu hụt và bổ sung biotin kịp thời là điều vô cùng quan trọng.

Những đối tượng nào có nguy cơ thiếu hụt biotin? Đâu là những dấu hiệu đặc trưng của việc thiếu hụt biotin? Làm thế nào để nhận biết cơ thể đang cần bổ sung biotin? Cùng đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

1. Những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt biotin

Bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị thiếu hụt biotin. Các điều kiện và yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu hụt biotin bao gồm:

- Những người bị thiếu hụt biotinidase: Biotinidase là một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp, nó ngăn cản cơ thể tái sử dụng biotin. Do đó, những người mắc chứng rối loạn này có nhiều khả năng thiếu biotin hơn so với bình thường. 

- Phụ nữ mang thai: Biotin rất quan trọng với phụ nữ mang thai, bởi nó ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho em bé. Nguyên nhân gây là do khi mang thai quá trình phân huỷ biotin sẽ được đẩy nhanh hơn. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích sản phụ bổ sung nhiều thực phẩm giàu biotin trong suốt thai kỳ.

- Những người sử dụng một số loại thuốc: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn lành mạnh trong ruột của bạn. Các loại vi khuẩn này sẽ sản xuất biotin một cách tự nhiên, nên nếu không có nó cơ thể sẽ rơi và tình trạng thiếu hụt biotin. Ngoài ra, một số loại thuốc chống động kinh cũng sẽ ngăn chặn cơ thể hấp thụ biotin. Do đó, nếu sử dụng chúng trong thời gian dài, bạn sẽ cần bổ sung thêm biotin cho cơ thể.

- Những người dùng dinh dưỡng IV: Dinh dưỡng IV hoặc cho ăn bằng ống có thể làm giảm lượng biotin mà cơ thể hấp thụ. Những người sử dụng các hình thức dinh dưỡng này cần bổ sung biotin cho đến khi họ có thể ăn uống bình thường trở lại.

2. Các dấu hiệu thiếu hụt biotin thường gặp nhất

Cơ thể thiếu hụt biotin có thể được nhận biết nhờ những biểu hiện sau đây:

- Gãy móng và tóc: Thiếu hụt biotin có thể khiến móng hoặc tóc của bạn yếu và dễ gãy hơn.

- Phát ban: Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của người thiếu biotin là hiện tượng ngứa vùng da quanh miệng.

- Đau cơ: Đau nhức cơ bắp là một dấu hiệu khác của cơ thể thiếu hụt biotin. Do biotin giúp sửa chữa các mô cơ nên khi thiếu hụt nó cơ bắp sẽ thường xuyên đau nhức hơn.

- Khô miệng: Một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể bạn đang thiếu biotin là tình trạng khô miệng. Điều này là bởi các tuyến nước bọt hoạt động không bình thường do thiếu vitamin, đặc biệt là biotin.

- Phiền muộn: Biotin rất cần thiết cho sự cân bằng của các cấp độ nhận thức. Việc thiếu hụt biotin có thể dẫn đến trầm cảm nhẹ hoặc làm trầm trọng thêm sự lo lắng.

- Thiếu tập trung: Cơ thể thiếu hụt biotin sẽ gây ra tình trạng trầm cảm và lo lắng. Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến bạn cảm thấy thờ ơ, thiếu tập trung và thiếu động lực.

- Chán ăn: Một số chuyên gia tin rằng việc thiếu hụt biotin có thể gây ra sự chán ăn.

- Suy tim: Trong một trường hợp, việc thiếu hụt biotin còn có khả năng dẫn đến suy tim và các biến chứng nghiêm trọng khác.

3. Các dấu hiệu thiếu hụt biotin do biotinidase ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân phổ biến nhất của sự thiếu hụt biotin là hiện tượng biotinidase (BTD). Phần lớn trẻ sơ sinh mắc BTD sẽ bắt đầu có các triệu chứng trong vài tuần hoặc tháng đầu tiên. Bao gồm:

- Yếu cơ hoặc hạ huyết áp.

- Rụng tóc.

- Động kinh.

- Bệnh chàm.

- Chậm phát triển.

Ngoài các dấu hiệu trên, trẻ cũng có thể có những biểu hiện ít nghiêm trọng hơn như:

- Ataxia (thất điều) gây suy giảm khả năng thăng bằng hoặc phối hợp.

- Viêm kết mạc (mắt đỏ).

- Mất thính lực.

- Lờ đờ và mệt mỏi.

Các triệu chứng nghiêm trọng nhất của BTD, ảnh hưởng đến khoảng 25% trường hợp hoặc ít hơn, bao gồm:

- Vô thức.

Bệnh tiêu chảy.

- Nôn.

- Nhiễm nấm.

- Tăng kích thước gan.

- Tăng kích thước lá lách.

- Gặp vấn đề khi nói chuyện.

Việc thiếu hụt biotin kéo dài có thể gây ra những hiểm hoạ khôn lường với sức khoẻ. Do đó, đừng quên bổ sung biotin cho cơ thể khi phát hiện những dấu hiện bên trên nhé!


Tác giả: Thùy Dung