Bệnh máu khó đông thường xảy ra ở nam giới, độ tuổi nhỏ nhất có thể mắc bệnh là 3 tuổi và nếu không được phát hiện sớm người bệnh rất dễ tử vong.
Ở một người khỏe mạnh bình thường, khi bị thương cơ thể sẽ tạo thành các cục máu đông để làm ngừng chảy máu. Cục máu đông này được hình thành trong các cơ hoặc khớp. Nhưng sự đông máu lại phụ thuộc vào sự tương tác của nhiều thành phần trong máu. Một phần trong số đó gọi là yếu tố đông máu. Nếu một trong số các yếu tố đông máu này không có hoặc bị thiếu thì hiện tượng chảy máu kéo dài có thể xảy ra. Những bệnh nhân Hemophilia bị thiếu các yếu tố đông máu, thường gặp là các yếu tố VIII và IX nên khi bị chảy máu, máu sẽ lâu cầm hơn người bình thường.
Những bệnh nhân Hemophilia bị thiếu các yếu tố đông máu (Nguồn ảnh: vicare)
Theo các nhà khoa học, Hemophilia là một bệnh di truyền lặn, liên quan đến nhiễm sắc thể X, do vậy bệnh nhân chủ yếu là nam giới. Có khoảng 1/3 bệnh nhân không xác định được tiểu sử gia đình, vì vậy nguyên nhân gây bệnh Hemophilia ở các bệnh nhân này có thể là do đột biến gen, và những gen này vẫn có khả năng gây bệnh cho các thế hệ sau. Người ta tính rằng, cứ một vạn đàn ông thì có 1 người mắc bệnh máu khó đông, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng trên thế giới với tỷ lệ 1/5.000 trẻ em mới sinh.
Triệu chứng bệnh máu khó đông là những biểu hiện bên trong và bên ngoài của người bệnh mắc chứng máu khó đông Hemophilia hay còn gọi là chứng máu loãng.
Các triệu chứng của bệnh máu khó đông thường gặp thể hiện ra bên ngoài và thường gặp nhất đó là:
- Khi người bệnh mắc chứng này gặp phải vết thương hở như trầy xước chân tay, đứt tay chân sẽ rất khó cầm máu, thường phải đến bệnh viện để các bác sĩ cầm máu.
Khi bị bệnh máu khó đông thì người bệnh bị đứt tay chân không cầm được máu (Nguồn ảnh: dược liệu Thu Dương)
- Người bệnh máu khó đông hay bị chảy máu cam, hoặc chảy máu kéo dài hậu phẫu thuật
- Khi gặp các chấn thương như va chạm, ngã, xây xát thì người bệnh bị xuất huyết trong là các vết bầm tím dưới da, các cục máu tụ trong cơ bắp.
Khi người mắc bệnh máu khó đông bị thiếu hụt các yếu tố đông máu ở mức cao thì sẽ có những triệu chứng bên trong cơ thể như:
- Cơ thể tự nhiên xuất hiện các vết bầm tím và đau nhức xương khớp do chảy máu trong
- Trong nước tiểu và phân có lẫn máu, chảy máu chân răng do chảy máu ở trong niêm mạc
- Chân tay bị sưng, làm tê tay chân và gây đau đớn
- Chân tay khó cử động, các khớp chân, khớp tay khó vận động, thậm chí không thể đi lại bình thường do chảy máu trong khớp
Chân tay bị sưng là biểu hiện dễ thấy của bệnh máu khó đông (Nguồn ảnh: vicare)
Bệnh máu khó đông thường gặp chủ yếu ở nam giới, rất hiếm ca mắc bệnh là nữ giới. Nguyên nhân do gene sản xuất yếu tố đông máu chỉ nằm trên nhiễm sắc thể X. Vì thế, khi nam giới (có bộ nhiễm sắc thể XY) nhận nhiễm sắc thể X từ mẹ mà người mẹ mắc bệnh thì nam giới sẽ mắc.
Còn ở nữ giới, do mang bộ nhiễm sắc thể XX nên bệnh chỉ xảy ra khi cả hai nhiễm sắc thể này đều có bệnh. Nghĩa là cả bố và mẹ đều bị bệnh đông máu.
Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh Hemophilia, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc phải dấu hiệu của bệnh máu khó đông này. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Nguy cơ mắc bệnh máu khó đông là do di truyền (Nguồn ảnh: Academy)
Đối với người có biểu hiện của bệnh máu khó đông phải luôn cẩn thận trong mọi hoàn cảnh để tránh xây xát cơ thể, gây chảy máu.
Không nên tiêm chích hay lấy máu khi không cần thiết vì sẽ gây ra tình trạng máu chảy nhiều và không cầm được máu.
Trong trường hợp bị chảy máu, cần giữ chặt vết hở để ngăn máu chảy ra . Đồng thời sử dụng bông và băng gạt để bịt kín vết thương. Nếu, máu vẫn tiếp tục chảy cần sử dụng thuốc cầm máu và đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.
Hy vọng những kiến thức về triệu chứng của bệnh máu khó đông sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của mình và những người thân.