Khi nào sốt, chảy máu mũi của trẻ là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc ung thư máu

Khi nào sốt, chảy máu mũi của trẻ là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc ung thư máu
Các dấu hiệu của bệnh ung thư ở trẻ thông thường đều không có dấu hiệu điển hình. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc ung thư máu, bạn cần kiểm tra để phát hiện bệnh sớm.

1. Các dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc ung thư máu cần biết

TS.BS Đỗ Huyền Nga, người Phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết thuộc Bệnh viện K cho biết, ung thư máu là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ và chiếm 1/3 trong tổng số trường hợp trẻ mắc ung thư hàng năm.

Thực tế, khi trẻ bị ung thư máu đa số đều không xuất hiện những dấu hiệu điển hình. Nhưng vẫn có một vài dấu hiệu bạn có thể nhận biết được nguy cơ trẻ bị mắc ung thư máu sớm như:

- Trẻ bị sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân, thường bị ra mồ hôi nhiều và đặc biệt là mồ hôi vào ban đêm.

- Khi trẻ xuất hiện các vết bầm tím, ban đỏ mà không rõ nguyên nhân hoặc bị chảy máu mũi thường xuyên thì đây có thể là biểu hiện cảnh báo ung thư máu ở trẻ. Hiện tượng này còn kem theo khả năng đông máu kém, số lượng bạch cầu ở trẻ tăng cao và chèn ép tiểu cầu, hồng cầu.

- Nếu trẻ bị thiếu máu, da xanh xao thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trẻ bị ung thư máu, điều này thiếu lượng bạch cầu tăng cao và hồng cầu suy giảm. Do hồng cầu có chức năng đưa oxy đi khắp cơ thể, nếu cơ thể trẻ bị thiếu hồng cầu thì trẻ sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, thở dốc và da tái nhợt, xanh xao,...

Khi nào sốt, chảy máu mũi của trẻ là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc ung thư máu - Ảnh 2.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư máu ở trẻ nhỏ - Ảnh Internet

- Trẻ xuất hiện dấu hiệu bị sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân. Nếu trẻ bị mắc ung thư máu, các tế bào ung thư làm cho khu vực bụng của trẻ bị khó chịu gây cảm giác chán ăn, sụt cân và cơ thể trẻ bị yếu.

- Trẻ có dấu hiệu bị khó thở, nguyên nhân khiến trẻ bị khó thở có thể là nguy cơ mắc ung thư máu ở trẻ do các tế bào bạch cầu phát triển mạnh có thể tập trung ở tuyến ức hoặc khu vực cổ, điều này gây ra tình trạng khó thở ở trẻ.

- Đối với trẻ hay bị nhiễm trùng, dấu hiệu nhiễm trùng thường xuyên, dai dẳng là một trong những biểu hiện của ung thư máu. Ngoài ra, trẻ còn bị ho, sốt, chảy nước mũi và không thuyên giảm dù đã sử dụng thuốc kháng sinh.

- Trẻ thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng. Đối với trẻ nhỏ, khi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh sẽ làm tích tụ trong các cơ quan nội tạng như gan, thận, lá lách và điều này khiến trẻ bị đau, chướng bụng.

- Hạch bạch huyết sưng to, nếu trẻ bị ung thư máu, điều này khiến các hạch bạch huyết ở khu vực cổ, dưới cánh tay hay bẹn trẻ bị sưng to do tích tụ nhiều tế bào bạch cầu.

- Trẻ nhỏ bị đau nhức xương khớp, tình trạng này xuất hiện khi trẻ bị ung thư máu, lượng hồng cầu bị suy giảm do bạch cầu tăng cao. Do đó sự tích tụ quá mức của bạch cầu sẽ chèn ép và tác động lên các mô xương gây ra tình trạng đau nhức.

2. Ung thư máu có thể điều trị hay không và điều trị bằng cách nào

Khi nào sốt, chảy máu mũi của trẻ là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc ung thư máu - Ảnh 3.

Điều trị ung thư máu ở trẻ - Ảnh Internet

Bản chất ung thư máu là căn bệnh ác tính của tổ chức máu. Điều này gây nên hiện tượng rối loạn quá trình sinh sản và phát triển của dòng bạch cầu, làm lấn át dòng hồng cầu và tiểu cầu. Vì vậy nhiều người lo ngại rằng ung thư máu có thể điều trị hay không. Câu trả lời là ung thư máu có thể điều trị.

Thực tế, các bệnh ung thư nói chung và ung thư máu nói riêng đều có thể điều trị ổn định nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời đúng theo phác đồ.

Tuy nhiên, ung thư máu ở trẻ em có xu hướng phát triển nhanh hơn so với người lớn. Vì vậy kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu có thể phát hiện trẻ bị ung thư máu ở giai đoạn sớm thì trẻ càng có nhiều cơ hội chữa trị bệnh.

Hiện nay y học phát triển, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh bị ung thư máu có thể lên tới 80% so với thời điểm trước đây chỉ đạt 50 đến 60%. Trong đó có nhiều bệnh nhân ung thư máu đã được điều trị ổn định và quay trở lại cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường. Nhiều người đã có gia đình, sinh con.

Trong quá trình điều trị ung thư máu, tuyệt đối tuân theo yêu cầu của bác sĩ, không tự ý bỏ dở quá trình điều trị và nghe theo các phương pháp điều trị thiếu khoa học.


Tác giả: Nắng Mai