Khi nào người bệnh nên phẫu thuật ung thư thực quản?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Khi nào người bệnh nên phẫu thuật ung thư thực quản?
Phẫu thuật là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị ung thư thực quản. Dựa vào sức khỏe và tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ung thư thực quản hoặc kết hợp với các phương pháp khác.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Vậy phẫu thuật ung thư thực quản sẽ được chỉ định trong những trường hợp nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau bạn nhé!

Khi nào người bệnh cần phẫu thuật ung thư thực quản?

1. Khi bệnh đang ở giai đoạn sớm

Đây là giai đoạn đầu của ung thư thực quản, do đó các triệu chứng vẫn chưa thực sự rõ ràng. Các khối u bắt đầu hình thành ở niêm mạc thực quản và không gây ảnh hưởng đến các phần khác của thực quản. Các khối u này có thể chứa các tế bào bất thường nghi là tế bào ung thư thực quản. Vì vậy, giai đoạn 0 của ung thư thực quản còn được gọi là giai đoạn tiền ung thư.

Ở giai đoạn này, nội soi là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Các biện pháp nội soi có hiệu quả trong điều trị ung thư thực quản có thể kể đến:

- Liệu pháp quang động (PDT): Một phần của lớp lót bên trong thực quản sẽ được lấy ra bằng dụng cụ được truyền qua ống nội soi. Sau khi loại bỏ các mô bất thường, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc ức chế bơm proton.

- Phương pháp cắt bỏ tần số vô tuyến (RFA): Trong kỹ thuật này, một loại thuốc mang tên porfimer sodium sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh. Sau vài ngày, các tế bào ung thư sẽ bị loại bỏ bởi tác động của thuốc và ánh sáng laser.

- Phương pháp cắt bỏ niêm mạc nội soi (EMR): Là phương pháp tiêu diệt các tế bào ung thư thực quản bằng tác dụng của bóng điện cực.

Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải được theo dõi lâu dài và thường xuyên. Bởi quá trình theo dõi sẽ giúp tìm kiếm các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư trong thực quản bệnh nhân. 

Để khắc phục nhược điểm này, một số bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ung thư thực quản. Phần thực quản bất thường có dấu hiệu ung thư sẽ được cắt bỏ để tránh hiện tượng di căn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân không cần phải điều trị nội trú và theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ.

2. Khi bệnh ở giai đoạn đầu nhưng tế bào chưa lan sang các hạch bạch huyết

Trong giai đoạn 1, tế bào ung thư thực quản đã phát triển thành các lớp sâu hơn ở thành thực quản. Bệnh chưa ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết nhưng vẫn có thể xâm lấn đến các cơ quan khác. 

Nếu tế bào ung thư chỉ tác động đến một vùng nhỏ của niêm mạc thì phương pháp điều trị sẽ là EMR. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn sẽ được lựa chọn đối với các khối u có kích thước nhỏ (dưới 2cm). Dù vậy, biện pháp phẫu thuật ung thư thực quản chỉ được đưa ra khi bệnh nhân đáp ứng tốt về mặt sức khoẻ.

3. Phẫu thuật ung thư thực quản kết hợp với hóa xạ trị 

Giai đoạn 2 của ung thư thực quản là giai đoạn bệnh đã phát triển thành lớp cơ chính của thực quản. Ở giai đoạn này tế bào ung thư cũng bắt đầu tấn công đến các mô liên kết ở bên ngoài thực quản và các hạch bạch huyết. Đến giai đoạn 3, bệnh sẽ tác động trực tiếp đến lớp ngoài thành thực quản thành và các mô gần đó.

Trong các giai đoạn này, người bệnh sẽ có nhiều lựa chọn điều trị ung thư thực quản hơn. Các phương pháp điều trị ung thư thực quản có thể bao gồm: hoá trị, xạ trị, phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đủ sức khỏe, phương pháp điều trị thường là hóa trị sau đó là phẫu thuật. Đặc biệt là đối với các trường hợp ung thư thực quản tại ngã 3 thực quản (nơi dạ dày và thực quản gặp nhau). Ngoài kết hợp với hoá trị, phẫu thuật đơn thuần vẫn có thể được lựa chọn nếu khối u có kích thước nhỏ.

Phẫu thuật ung thư thực quản là phương pháp có thể mang đến hiệu quả cao đối với tình hình sức khỏe của người bệnh. Để biết khi nào nên sử dụng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân nên thăm hỏi ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn.


Tác giả: Thùy Dung