Khi nào nên uống thuốc bổ mắt? Hướng dẫn uống thuốc bổ mắt đúng cách, đủ liều lượng

Khi nào nên uống thuốc bổ mắt? Hướng dẫn uống thuốc bổ mắt đúng cách, đủ liều lượng
Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Nếu ăn uống không cung cấp đủ dưỡng chất cho mắt thì việc uống thuốc bổ mắt là điều cần thiết. Vậy làm sao để uống thuốc bổ mắt đúng cách và đủ liều lượng?

1. Uống thuốc bổ mắt đúng liều lượng

Đúng liều lượng là điều quan trọng nhất trong việc uống thuốc bổ mắt đúng cách. Dù thiếu hay thừa dưỡng chất cũng đều gây hại cho mắt. Cùng tham khảo liều lượng bổ sung khuyến nghị mỗi ngày của một số vitamin cần thiết cho mắt:

- Vitamin C : 90 mg cho nam giới, 70 mg cho phụ nữ (85 mg khi mang thai và 120 mg khi cho con bú).

- Vitamin E : 15 mg cho thanh thiếu niên và người lớn, 15 mg cho phụ nữ khi mang thai và 19 mg khi cho con bú.

- Kẽm: 11 mg cho nam giới và 8 mg cho phụ nữ (11 mg khi mang thai và 12 mg khi cho con bú).

- Selenium : 55 mcg cho thanh thiếu niên và người lớn, 60 mcg cho phụ nữ khi mang thai và 70 mcg khi cho con bú.

- Canxi : 1000 mg cho người lớn, 1200 mg cho nữ trên 51 tuổi và nam trên 71 tuổi.

- Thiamin: 1,2 mg cho nam giới và 1,1 mg cho phụ nữ (1,4 mg nếu mang thai hoặc cho con bú).

- Axit folic: 400mcg cho người lớn, 600mcg khi mang thai hoặc cho con bú.

- Axit béo Omega-3: 1.000 mg cho người lớn.

uống thuốc bổ mắt đúng cách đủ liều

Để uống thuốc bổ mắt đúng cách và đúng liều lượng, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tính toán lượng chất còn thiếu dựa trên khẩu phần ăn hàng ngày. (Ảnh Internet).

Căn cứ vào liều lượng khuyến nghị bổ sung mỗi ngày ở trên. Bạn sẽ tính toán lượng nạp vào qua ăn uống và bổ sung phần còn thiếu qua thuốc bổ. Để uống thuốc bổ đúng cách và đúng liều lượng, bạn sẽ cần sự tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ thông qua chế độ ăn uống của bạn mà tư vấn liều lượng bổ sung phù hợp.

2. Khi nào nên uống thuốc bổ mắt?

Theo các dược sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm uống thuốc bổ mắt đúng cách nhất là vào ban ngày, tối ưu nhất là vào buổi sáng. Bởi đây là lúc cơ thể chúng ta hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả nhất. Thậm chí một số dưỡng chất như axit béo omega sẽ giảm hấp thụ dần sau 14h.

Đa số các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt đều tan trong chất béo. Do vậy, để uống thuốc bổ mắt đúng cách, bạn cần uống sau 1 bữa ăn giàu chất béo. Điều này giúp mắt hấp thu dưỡng chất hiệu quả và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, buổi tối là lúc cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi, tạm dừng hoặc làm chậm lại các hoạt động chuyển hóa. Do đó, nếu uống thuốc bổ mắt vào buổi tối, các khoáng chất không được hấp thụ và chuyển hóa hết trước khi đi ngủ sẽ tồn đọng lại và gây hại cho gan và thận.

Mặt khác, một số thành phần có trong thuốc bổ mắt như vitamin B6 và B12 thường tạo cảm giác hưng phấn, khiến người dùng khó ngủ hơn.

uống thuốc bổ mắt đúng cách

Thời điểm uống thuốc bổ mắt đúng cách là ban ngày. Bởi nhiều loại thuốc bổ mắt có thể gây khó ngủ nếu uống vào buổi tối. (Ảnh Internet)

3. Hướng dẫn uống thuốc bổ mắt đúng cách

- Nên uống thuốc bổ mắt vào buổi sáng, sau bữa ăn giàu chất béo. Điều này giúp mắt hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời cũng tránh được hiện tượng kích ứng và đau dạ dày.

- Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để uống thuốc bổ mắt đúng cách. Tuân thủ nghiêm ngặt theo cách uống, liều lượng trên hướng dẫn ở bao bì thuốc, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Không sử dụng nếu mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

- Ngưng sử dụng thuốc và xin ý kiến của bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ.

- Đồ ăn và thức uống có thể phản ứng với thuốc bổ mắt. Do vậy, để uống thuốc bổ mắt đúng cách và hiệu quả nhất, hãy xin ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Bổ sung dinh dưỡng qua ăn uống bao giờ cũng là cách hiệu quả và an toàn nhất. Do đó, bạn không nên lạm dụng các loại thuốc bổ mắt. Cũng không nên vì đã uống thuốc bổ mắt mà lơ là các bữa ăn. Chế độ ăn uống và bổ sung thuốc bổ mắt cần cân bằng với nhau.

Trong bất cứ trường hợp nào, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn sử dụng thuốc bổ mắt. Đặc biệt là khi bạn đang mang thai, cho con bú hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.


Tác giả: Mai Nhung