Cơ chế của liệu pháp nhắm trúng đích điều trị ung thư lưỡi và khi nào nên sử dụng?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cơ chế của liệu pháp nhắm trúng đích điều trị ung thư lưỡi và khi nào nên sử dụng?
Liệu pháp nhắm trúng đích điều trị ung thư lưỡi được áp dụng khi nào? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cần được bác sĩ chẩn đoán, kiểm tra trước khi ra chỉ định điều trị.

Hiện nay, cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ hay còn gọi là FDA đã thông qua liệu pháp nhắm đích cho nhiều loại ung thư trong đó bao gồm ung thư lưỡi. Đây được coi là tin vui dành cho các bệnh nhân ung thư với hy vọng loại bỏ và tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư. Vậy khi khi nào người bệnh được phép sử dụng liệu pháp nhắm trúng đích điều trị ung thư lưỡi?

1. Liệu pháp nhắm trúng đích điều trị ung thư là gì?

Liệu pháp nhắm đích có tên tiếng Anh là Targeted Therapy. Đây là phương pháp trị các loại ung thư bao gồm ung thư lưỡi bằng thuốc.

Liệu pháp nhắm trúng đích này khác so với hóa trị truyền thống. Cụ thể, nó có mục tiêu nhất định, nhờ đó ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của tế bào ung thư. Khiến khối u ác tính không lan rộng.

Thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế tấn công gen, protein chuyên biệt có liên quan đến tế bào ung thư. Ví dụ như tế bào mạch máu. Thông thường, khi điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích, các bác sĩ thường kết hợp cùng các phương pháp khác như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật.

2. Khi nào áp dụng liệu pháp hóa trị nhắm trúng đích điều trị ung thư?

Phương pháp nhắm trúng đích được coi là "cứu cánh" cuối cùng cho việc điều trị ung thư lưỡi nói riêng và ung thư nói chung. Phương pháp này được áp dụng cho các khối u có mục tiêu cụ thể.

Để biết bệnh nhân có nên sử dụng liệu pháp nhắm trúng đích hay không, các bác sĩ cần thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một ít mô của tế bào ung thư để tiến hành nghiên cứu. Trước khi được cho phép sử dụng phương pháp này, bệnh nhân bị ung thư lưỡi có thể được áp dụng các cách điều trị khác như phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị hoặc xạ trị.

3. Liệu pháp nhắm trúng đích hoạt động như thế nào?

Để biết khi nào nên áp dụng liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư lưỡi, người bệnh cũng cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của nó. Chúng ta đều biết, tế bào là phần tử rất nhỏ, chúng tạo nên các mô trong cơ thể. Có nhiều loại tế bào như tế bào da, tế bào máu hay tế bào não. Mỗi loại tế bào sẽ mang những chức năng riêng biệt.

Ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng hình thành từ những tế bào mất kiểm soát, đột biến. Những tế bào này gặp vấn đề trong việc kiểm soát việc phân chia, sinh sản và phát triển với tốc độ bất thường hay sống lâu hơn tế bào bình thường khác. Lúc này, các tế bào đột biến sẽ phát triển vượt quá tầm kiểm soát và hình thành nên khối u ác tính.

Các nhà khoa học đã tìm hiểu và nắm được quy luật biến đối của một số gene nhất định gây nên ung thư lưỡi, ung thư vú hay ung thư phổi… Từ đó, họ nghiên cứu và phát triển nên loại thuốc có khả năng nhắm trúng đích (tức khắc phục chính lý do làm tế bào bị mất kiểm soát). Cụ thể, các loại thuốc nhắm trúng đích điều trị ung thư lưỡi có tác dụng như sau:

- Ngăn chặn, kiểm soát tình trạng hoặc dập tắt phân chia mất kiểm soát của tế bào đột biến

- Bảo vệ tế bào trước nguy cơ sống lâu hơn bình thường.

- Phá hủy, tiêu diệt tế bào ung thư

Liệu pháp nhắm trúng đích điều trị ung thư lưỡi là một trong những phương pháp chữa bệnh được áp dụng phổ biến, rộng rãi hiện nay.

Tuy nhiên thời gian và đối tượng nào được chỉ định sử dụng liệu pháp này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như tính chất của tế bào ung thư. Do đó, để biết bản thân có phù hợp với thuốc nhắm trúng đích hay không bạn cần được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tiến hành làm xét nghiệm cụ thể.


Tác giả: Lê Thọ Hưng