Khi nào nên cho trẻ ăn dặm? Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm đúng

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm? Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm đúng
Khi nào nên cho trẻ ăn dặm là câu hỏi được nhiều mẹ thắc mắc và tìm lời giải đáp. Khuyến cáo từ chuyên gia và Tổ chức y tế Thế giới (WHO) cho biết, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi lần đầu chăm sóc con nhỏ. Cha mẹ cần biết, trẻ chỉ được ăn dặm khi đã tròn 6 tháng tuổi. Bởi vì, thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ mới được phát triển một cách tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu các loại thực phẩm đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.

1. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Thực tế, sẽ có một vài dấu hiệu cho biết rằng khi nào nên cho trẻ ăn dặm là hợp lý. Với một số phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay phương tây và theo kiểu truyền thống đều đem lại những lợi ích tích cực tới sức khỏe của trẻ thời gian này.

Mẹ có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm cho trẻ phù hợp nếu trẻ xuất hiện một số dấu hiệu sau:

- Khi trẻ thường xuyên có cảm giác đói, bé có thể ăn nhiều lần trong ngày nhưng vẫn đói và thường xuyên đòi ăn.

- Cần cho trẻ ăn dặm khi trẻ có biểu hiện mất ngủ nhiều đêm. Đây là dấu hiệu cho biết trẻ đang muốn được ăn dặm và bé cần được bổ sung các nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ để bé không bị đói và ngủ ngon giấc hơn.

- Ánh mắt của trẻ cho biết khi nào nên cho trẻ ăn dặm, trong bữa ăn, nếu bắt gặp ánh mắt thèm thuồng của bé khi mẹ nấu cơm hoặc gia đình cùng ăn cơm. Lúc này cho thấy bé đang muốn và nên cho trẻ ăn dặm.

- Thực hiện một vài kiểm tra đơn giải để xác định chính xác thời điểm trẻ nên được ăn dặm. Sử dụng thìa, đĩa đưa vào gần bé, nếu bé đẩy thìa ra thì bé chưa muốn ăn dặm, nhưng nếu trẻ há miệng và muốn ăn thì điều này cho biết trẻ đang muốn được ăn dặm.

- Kiểm tra tình trạng tiết nước bọt của bé, trẻ rớt dãi nhiều và một số trẻ bắt đầu nhú răng ở hàm dưới, đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ăn dặm.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm? Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm đúng - Ảnh 2.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm là lo lắng của mọi phụ huynh có con nhỏ lần đầu - Ảnh Internet

- Nên cho trẻ ăn dặm khi nào? Khi mà trẻ có thể tự bốc đồ ăn. Trẻ thường xuyên tiếp cận với đồ ăn trên bàn dù trẻ không nên cho bé ăn thô mà cần cho trẻ ăn dặm từ từ, từ loãng cho tới đặc và từ ít đến nhiều.

- Khi nào nên cho trẻ ăn dặm là thời điểm trẻ có thể ngồi được. Đây cũng là dấu hiệu quan trọng cho biết và xác định được rằng trẻ nên ăn dặm.

- Nếu trẻ vẫn bú sữa mẹ nhiều và đúng cách nhưng không tăng cân có thể cho biết lúc này cơ thể trẻ cần được bổ sung dưỡng chất và bé cần được ăn dặm.

2. Tại sao không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm?

Hầu hết các mẹ đều lo lắng không biết khi nào nên cho trẻ ăn dặm và nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm liệu có gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ hay không? Nhiều mẹ cho rằng cho trẻ ăn dặm sớm giúp trẻ làm quen với thức ăn sớm và bảo vệ sức khỏe trẻ tốt hơn, giúp trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Do đó, việc xác định chính xác khi nào nên cho trẻ ăn dặm vô cùng quan trọng vì còn gây ảnh hưởng tới quá trình ăn dặm của bé.

Các chuyên gia cho biết rằng cần cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Vì nếu trẻ ăn dặm sớm sẽ gặp một vài vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như sau:

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm? Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm đúng - Ảnh 3.

Nên cho trẻ ăn dặm khi nào, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ - Ảnh Internet

- Trẻ được bổ sung dưỡng chất quá sớm ngoài sữa mẹ quá sớm có thể khiến cho bé dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc. Đây là nguyên nhân có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.

- Cho trẻ ăn quá sớm không khiến trẻ lớn nhanh hơn, tăng cân tốt hơn mà còn khiến trẻ bú ít đi. Đến khi trẻ 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất tối ưu chất cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ ăn dặm khi nào thì câu trả lời là nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi.

- Không cho trẻ ăn các loại thức ăn dặm giàu đạm như trứng hay thịt và sữa bò quá sớm có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của thận bé.

- Nếu trẻ ăn dặm quá sớm với các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau củ có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt trong sữa của bé. Điều này còn dẫn tới tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ.

- Trẻ có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì, bởi vì khi mới bắt đầu ăn, trẻ khó ăn, ăn ít và nôn trớ. Tuy nhiên, nhanh chóng sau đó trẻ sẽ dần quen với thói quen ăn dặm. Nhiều mẹ cho rằng trẻ ăn nhiều là tốt, thực tế nếu cho trẻ ăn quá nhiều có thể khiến trẻ bị tăng cân quá mức không kiểm soát. Nếu không thay đổi thói quen và cho trẻ ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì cho đến khi bé trưởng thành.

- Trẻ ăn dặm sớm còn có thể gây bệnh huyết áp. Bản chất, tình trạng béo phì và huyết áp có mối liên hệ với nhau.

- Ăn dặm sớm, ăn bổ sung nhiều axit béo no còn có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch khi trưởng thành.

- Có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng với thức ăn cao. Các nghiên cứu từ các nhà khoa học cho biết, nhóm đối tượng trẻ sơ sinh tới 3 tháng tuổi cho thấy nếu trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời thì tỷ lệ bị dị ứng của trẻ thấp hơn so với những trẻ được uống sữa mẹ hoặc những trẻ được phụ huynh cho ăn dặm quá sớm.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm? Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm đúng - Ảnh 4.

Nhiều kết quá nghiên cứu cho biết, cho trẻ ăn dặm quá sớm còn có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng với thức ăn cao hơn bình thường - Ảnh Internet

3. Cho trẻ ăn dặm muộn có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ không?

Vốn dĩ việc ăn dặm quá sớm ở trẻ sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới trẻ. Tuy nhiên, cho trẻ ăn dặm muộn cũng có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Thực tế, trẻ 6 tháng tuổi cho thấy sữa mẹ đã không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Do đó, nếu cho trẻ ăn dặm muộn động nghĩa với việc cơ thể trẻ không còn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

Ngoài ra, điều này cũng tác động xấu tới sức khỏe trẻ vì trẻ sẽ bị thiếu dinh dưỡng, gây suy giảm miễn dịch, giảm sự vận động và dẫn tới tình trạng chậm lớn, thiếu cân hoặc giảm chiều cao. Đồng thời còn có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh trong cơ thể do thiếu chất như còi xương hay thiếu máu.

Sữa mẹ không chỉ tốt đối với sức khỏe của trẻ mà Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ cao huyết áp, bạn có tin không?

Vì vậy, khi nào nên cho trẻ ăn dặm, phụ huynh cần cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm để kịp thời bổ sung dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện nhất.

4. Hướng dẫn ăn dặm đúng cách cho trẻ

Thực tế, với những kinh nghiệm đã được đúc kết từ trước đây với việc chăm sóc sức khỏe từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, việc ăn dặm đúng cách cần đảm bảo theo những nguyên tắc dưới đây:

- Cần cho trẻ ăn dặm với các loại thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc có công thức gần giống với sữa công thức để trẻ có thể quen dần với thức ăn mới.

- Tuân thủ nguyên tắc ăn uống từ ít đến nhiều, việc này có tác dụng luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ để trẻ có thể thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn trước khi để lượng thức ăn của trẻ phong phú hơn.

- Với nguyên tắc loãng trước, đặc sau. Cần cho trẻ ăn thức ăn loãng trước để trẻ không tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạm, đậm đặc hơn sau đó.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm? Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm đúng - Ảnh 5.

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách cần nhớ tuân thủ những nguyên tắc ăn uống để bảo vệ sức khỏe của trẻ - Ảnh Internet

- Chế độ ăn dặm của trẻ cũng cần đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng nhất giúp cho trẻ được phát triển tốt nhất.

- Tuyệt đối không ép trẻ ăn, nếu trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm thì phụ huynh cần xem xét có nên tạm ngưng việc ăn dặm của trẻ hay không. Thời gian ngưng cho trẻ ăn dặm có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày, sau đó cho trẻ tiếp tục tập luyện ăn dặm để không bị căng thẳng và gây áp lực cho trẻ trong quá trình ăn dặm.

Lưu ý, trong quá trình ăn dặm của trẻ, nếu trẻ háo hức, vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì mẹ có thể yên tâm rằng trẻ đã sẵn sàng ăn dặm. Tuy nhiên, nếu trẻ nhăn nhó, không muốn ăn thì mẹ tuyệt đối không ép trẻ. Cần 6 đến 10 lần hoặc thậm chí là lâu hơn từ 12 đến 15 lần thử cho trẻ ăn dặm để trẻ có thể thoải mái và tiếp nhận quá trình ăn dặm của mình.

5. Thực phẩm nên cho trẻ ăn dặm

Không chỉ lo lắng khi nào nên cho bé ăn dặm mà phụ huynh còn lo lắng các loại thực phẩm nào nên cho trẻ ăn dặm và tốt cho sức khỏe của trẻ. Trẻ khi đã được ăn dặm những vẫn cần tiếp tục bú sữa mẹ hằng ngày, điều này mới giúp trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ.

Nhóm chất dinh dưỡng khi trẻ ăn dặm cần được cân bằng như sau:

- Nhóm chất bột đường, đây là nhóm chất đem lại tác dụng cung cấp năng lượng cho trẻ hằng ngày. Thực hiện ăn dặm cho trẻ bằng cách mẹ nên nghiền cháo, khoai để trẻ làm quen với nhóm thực phẩm này. Ngoài ra, mẹ có thể lựa chọn gạo tẻ, gạo tám mới, tuy nhiên không nên trộn lẫn gạo nếp cho trẻ ăn vì gạo nếp gây đặc, khiến trẻ khó ăn. Ngoài ra, cũng không nên kết hợp một số loại thức ăn như hạt sen, đậu xanh khiến trẻ khó ăn và gây chậm tiêu cho trẻ.

- Nhóm chất đạm, khi mới cho trẻ ăn dặm cần cho trẻ ăn thịt nạc, lòng đỏ trứng gà hoặc là thực phẩm giàu đạm dễ tiêu. Lưu ý, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm? Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm đúng - Ảnh 6.

Cân bằng dinh dưỡng được cung cấp cho trẻ khi ăn dặm vô cùng cần thiết để bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cho trẻ phát triển chiều cao, trí não hoàn thiện - Ảnh Internet

- Nhóm rau củ và trái cây là cách cho trẻ ăn dặm tốt. Việc bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau củ và trái cây sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn một số loại hoa quả tươi như uống nước cam, xoài xay hoặc đu đủ xay.

- Nhóm chất béo, ngoài việc cung cấp năng lượng còn là thành phần của màng tế bào mô và não. Chất béo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.

Ngoài những thực phẩm nên cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh cũng cần chú ý tới những Thực phẩm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm để không gây ảnh hưởng xấu tới phát triển của trẻ.

6. Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho trẻ

Các món ăn của trẻ khi cho trẻ ăn dặm cần chú ý một vài vấn đề sau:

- Cần thêm một chút dầu ăn trong khi nấu ăn dặm cho bé, vì mỡ hoặc dầu ăn rất quan trọng đối với bé ăn dặm, Dầu ăn có tác dụng dễ tiêu hóa và rất giàu năng lượng, có khả năng hòa tan các chất khác và giúp tiêu hóa dễ hấp thu hơn.

- Cho trẻ ăn dặm, trước khi trẻ tròn 1 tuổi không nên thêm gia vị, nước mắm vào các món ăn dặm vì có thể gây hại cho thận của trẻ.

- Các nguyên liệu cần làm sạch và an toàn. Đối với thức ăn dặm cho bé, cần đảm bảo an toàn, sạch sẽ, không có sinh vật gây bệnh và tuyệt đối không sử dụng các hóa chất có hại hoặc chất độc.

- Mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Đối với các loại thức ăn cho trẻ như cá hoặc tôm cần đảm bảo gỡ hết xương, cá cần gỡ thịt, tôm cần cắt râu, xay và băm nhuyễn vì các miếng cứng có thể làm bé bị thương.

- Giữ an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến, lựa chọn sản phẩm cho trẻ ăn các loại thức ăn tươi, sạch và giàu dinh dưỡng.

- Các loại dụng cụ làm bếp và đồ đựng thức ăn của trẻ cần được rửa và giữ sạch, thức ăn cho trẻ cần cho bé ăn ngay trong 2 giờ.


Tác giả: Nguyễn Hiền