Phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh mãn tính ở phổi gây ra khá nhiều tình trạng khó chịu cho người mắc phải. Có nhiều phương án điều trị COPD theo lộ trình dùng thuốc, dùng liệu pháp oxy và phẫu thuật. Thuốc và các phương án phục hồi chức năng phổi phù hợp với đa số bệnh nhân COPD còn phẫu thuật không phải dành cho tất cả mọi người. Vậy khi nào cần phẫu thuật phổi tắc nghẽn mãn tính?
Phẫu thuật COPD không cam kết về kết quả chữa khỏi hoàn toàn hay giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể khiến người bệnh cải thiện các triệu chứng gây khó chịu trong cuộc sống và sinh hoạt. Trong COPD, phẫu thuật phổi là một thủ tục lớn cho phép bác sĩ tiếp cận vào khoang ngực trong khi phẫu thuật.
Phẫu thuật được thực hiện trong phòng vô trùng và bệnh nhân được gây mê toàn thân. Có khá nhiều phương pháp phẫu thuật COPD như phẫu thuật cắt bỏ bóng khí; phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS); đặt van nội phế quản; cấy ghép phổi. Vậy khi nào cần phẫu thuật phổi tắc nghẽn mãn tính và cần những sàng lọc nào cho bệnh nhân trước khi chỉ định phẫu thuật?
Phẫu thuật không dành cho mọi bệnh nhân COPD nhưng nếu tình trạng bệnh của bạn phù hợp với phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện với mong muốn giúp bạn kiểm soát được COPD. Ngoài ra, các trường hợp COPD dùng thuốc không đem lại hiệu quả cũng cần nghĩ đến phương pháp phẫu thuật can thiệp để điều trị.
Như vậy, bệnh nhân COPD ở giai đoạn nặng chính là đáp án gần đúng nhất cho câu hỏi khi nào cần phẫu thuật phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ngoài ra, phẫu thuật cũng dùng trong điều trị một số biến chứng nặng của COPD sau khi được các bác sĩ chẩn đoán, kiểm tra, đánh giá và sàng lọc kĩ càng. Dưới đây là một số trường hợp thường được phẫu thuật:
- Phẫu thuật ung thư phổi.
- Phẫu thuật tim/động mạch chủ.
- Tràn khí màng phổi dai dẳng (xẹp phổi).
- Phẫu thuật kiểm soát triệu chứng COPD nặng.
Ngoài việc bệnh của có phù hợp hay không thì cơ thể có đáp ứng được với phương pháp này không cũng là điều quan trọng. Nếu bạn mắc COPD ở giai đoạn nặng và sử dụng thuốc không hiệu quả hoặc có nhiều biến chứng nghiêm trọng nhưng cơ thể không đủ sức khỏe, cũng khiến phẫu thuật không thể thực hiện được.
Trước khi quyết định liệu phương án phẫu thuật có phù hợp hay không, đội ngũ y tế (thường bao gồm bác sĩ điều trị chính, bác sĩ gây mê, bác sĩ tim mạch, chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật) sẽ tiến hành hội chẩn và kiểm tra mở rộng chức năng phổi của người bệnh. Lưu ý rằng, gây mê là bắt buộc đối với phẫu thuật COPD, và nó chứa nhiều nguy cơ rủi ro cho người bệnh.
Xét nghiệm để chẩn đoán trước khi quyết định phẫu thuật là cơ sở để xác định những lợi ích bệnh nhân sẽ có được sau khi thực hiện phương án điều trị này. Và cũng đánh giá chính xác mức độ chịu đựng của cơ thể người bệnh có phù hợp để phẫu thuật hay không.
Khi nào cần phẫu thuật phổi tắc nghẽn mãn tính? Là khi bác sĩ nhận định tình trạng bệnh phù hợp cùng với việc cơ thể người bệnh cho kết quả tốt khi thực hiện các đánh giá dưới đây:
- Chụp X-quang lồng ngực.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) lồng ngực.
- Kiểm tra chức năng phổi.
- Kiểm tra khí huyết động mạch.
- Tiến hành chụp thông khí/ tưới máu (VQ).
- Thực hiện chụp động mạch phổi.
Các xét nghiệm trên sẽ giúp đội ngũ y tế xác định được khu vực phổi bị ảnh hưởng nặng do COPD và chẩn đoán mức độ bệnh của bạn.
Cấy ghép phổi thường được áp dụng cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối đáp ứng một số tiêu chí cụ thể mà bác sĩ đưa ra. COPD được xếp vào giai đoạn cuối khi các cơn bùng phát và các vấn đề về hô hấp trở thành nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh; trong khi mọi phương pháp điều trị khác bao gồm cả nội và ngoại khoa đều đã không còn nhiều tác dụng.
Theo thống kê từ Cơ quan đăng ký khoa học về người nhận cấy ghép ở Minneapolis, có khoảng 2000 ca ghép phổi được thực hiện mỗi năm ở Hoa Kỳ.
Một người mắc COPD được xếp vào hàng ngũ ứng viên ghép phổi khi người đó có tình trạng bệnh nặng và tuổi thọ không kéo dài quá 2 năm nếu không được ghép phổi. Giới hạn độ tuổi cho các ca ghép phổi là 65 trở xuống đối với ghép 1 lá phổi và 60 tuổi đối với phẫu thuật ghép cả 2 bên phổi.
Ngoài ra, các tiêu chí khác bao gồm:
- FEV1 dưới 20%.
- Người bệnh bị tăng CO2 mãn tính (quá nhiều carbon dioxide) và giảm nồng độ oxy trong máu.
- Trải qua tăng áp động mạch phổi thứ phát.
- Có điểm chỉ số BODE dưới 7.
Việc đánh giá khi nào cần phẫu thuật phổi tắc nghẽn mãn tính bằng phương án ghép phổi cũng sẽ liên quan đế các đánh giá về vận động; về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần; bệnh nhân đã cai thuốc lá bao lâu; chế độ dinh dưỡng ra sao.
Những người đã từng phẫu thuật phổi trước đó, chẳng hạn như phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS) hoặc cắt bỏ khối u, cũng có thể được thực hiện ghép phổi nếu đáp ứng được các tiêu chí đánh giá mà đội ngũ y tế đưa ra.
Nguồn dịch: https://www.verywellhealth.com/surgical-treatment-for-copd-915039
https://www.verywellhealth.com/lung-transplants-914812
https://www.verywellhealth.com/what-is-a-thoracotomy-2249205