Khi nào cần điều trị viêm gan B ở trẻ?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Khi nào cần điều trị viêm gan B ở trẻ?
Những trường hợp không được chủng ngừa hoặc bị phơi nhiễm với virus viêm gan B trước khi chủng ngừa có nguy cơ mắc bệnh cao. Tuy vậy thì không phải thể viêm gan B nào cũng cần chữa trị. Vậy khi nào cần điều trị viêm gan B ở trẻ?

Khi đưa ra quyết định chỉ định áp dụng điều trị viêm gan B ở trẻ em thì hơn hết cần phải nhớ điều quan trọng là dựa vào diễn biến tự nhiên của bệnh viêm gan B ở trẻ có thể thay đổi phụ thuộc và độ tuổi, thể bệnh và chủng tộc. Các khác biệt này có thẻ là do khả năng dung nạp miễn dịch phát triển khi vấn đề nhiễm trùng xuất hiện theo lứa tuổi sớm cho dù cơ chế chính xác của nó vẫn chưa được biết.

Có những trường hợp trẻ mắc viêm gan B không cần điều trị, chỉ cần theo dõi và cũng có những trường hợp trẻ bắt buộc phải tiến hành điều trị nghiệm ngặt để không nguy hiểm tới tính mạng.

1. Những trường hợp không cần điều trị viêm gan B ở trẻ

Dưới đây là các trường hợp không cần điều trị viêm gan B ở trẻ mà chỉ cần theo dõi và quan sát định kỳ:

- Trẻ đang trong quá trình dung nạp miễn dịch của nhiễm virus HBV

Khi trẻ còn nhỏ, do hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn thiện, vì thế mà việc nhận biết được kháng nguyên của virus chưa thực sự tốt cho tới khi cơ thể của trẻ bị nhiễm virus viêm gan B thì cơ thể của bé lại coi virus này như là một tổ chức của cơ thể và thực hiện hành động dụng nạp chung sống hoà bình và thích nghi với virus viêm gan B.

Đây gọi là việc dung nạp miễn dịch ở trẻ nhỏ. Khi đó virus không tấn công và tổ chức gan của trẻ nên chưa cần thiết phải điều trị viêm gan B ở trẻ, mức ALT thấp hơn từ 1.5 cho tới 2 lần cận trên của giới hạn bình thường chỉ ra rằng trẻ đang trong quá trình dung nạp virus HBV này.

Nguyên nhân không cần phải thực hiện điều trị viêm gan B ở trẻ là do khi áp dụng bất cứ loại thuốc nào cũng không thể đưa tới tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh cao khi so với việc không điều trị. 

Thay vào đó cần đưa trẻ theo dõi định kỳ đều đặn để kiểm tra virus trong cơ thể trẻ. Đồng thời cũng cần phải cung cấp và bổ sung đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng cho trẻ tránh làm cho hệ miễn dịch suy yếu khiến viêm gan B ở trẻ bùng phát.

- Trẻ bị viêm gan B cấp tính

Đối với trường hợp trẻ bị viêm gan B cấp tính thì cho tới hiện tại không tìm thấy dữ liệu nào trong việc điều trị viêm gan B cấp tính ở trẻ. Đa số trẻ ở giai đoạn này thường có khá ít biểu hiện của bệnh. Chỉ có một vài tỷ lệ nhoe trong nhóm trẻ em bị viêm gan B cấp tính bị hoại tử, nhanh chóng xoá bỏ HBsAg và virus viêm gan B trong máu.

2. Trường hợp cần điều trị viêm gan B ở trẻ

Với trẻ bị viêm gan B mãn tính thì việc điều trị gần như là bắt buộc để có thể ngăn  ngừa được những biến chứng có thể xảy ra. Khi nào virus HBV trong cơ thể được gọi là mãn tính? 

Đó là khi cơ thể trẻ nhiễm virus HBV mà kháng nguyên bề mặt la HBsAg tồn tại ở trong máu đã trên 6 tháng thì được gọi là viêm gan B thể mãn tính. 4 giai đoạn miễn dịch của bệnh bao gồm:

- Giai đoạn 1: HBsAg và HbeAg được phát hiện.

+ HBV DNA > 100.000 copies /ml.

+ Men gan (ALT, AST) nằm trong giới hạn bình thường.

+ Không có dấu hiệu viêm gan và xơ gan hoặc có rất nhẹ.

- Giai đoạn 2: HBsAg và HbeAg vẫn tồn tại.

+ HBV DNA > 100.000 copies/ml.

+ Men gan (ALT,AST) tăng liên tục.

+ Có thể tiến triển viêm gan và xơ gan.

- Giai đoạn 3: HBsAg vẫn hiện diện.

+ HBeAg biến mất, xuất hiện anti-Hbe.

+ HBV DNA < 10.000 copies/ml hoặc không phát hiện.

+ Men gan (ALT, AST) bình thường.

Không có dấu hiệu viêm gan, dấu hiệu xơ gan sẽ thoái lui.

- Giai đoạn 4: HBsAg vẫn hiện diện.

+ HBeAg vẫn còn âm tính và anti-Hbe vẫn dương tính.

+ HBV DNA > 10.000 copies/ml.

+ Men gan (ALT, AST) bình thường hoặc tăng.

+ Viêm gan thể tấn công có khả năng dẫn đến xơ gan.

Trẻ em được xác định có nhiễm virus HBV mãn tính yêu cầu đặt ra là phải thực hiện việc giám sát thường xuyên bao gồm việc khám lâm sàng và làm đánh giá những xét nghiệm huyết thanh của ALT, AFP, HBsAg, HBeAg, anti-HBe và DNA HBV.

Ngoài ra thì một bảng xét nghiệm đầy đủ các chức năng gan cùng với tiểu cầu sẽ được thực hiện định kỳ. Việc tăng tỷ lệ của chỉ số men gan (AST) và ALT thường là một biểu hiện của vấn đề xơ hoá gan tăng lên. 

Trường hợp đặc biệt nết như chỉ số AST của cơ thể trẻ lớn hơn chỉ số ALT cùng với virus viêm gan B thể mãn tính có thể sẽ khiến nguy cơ xơ gan của trẻ tăng cao. Để an toàn nên cho trẻ làm sinh thiết gan.

Tuy nhiên, AST> ALT cũng có thể được thấy thoáng qua ở những trẻ có vừa hoạt động thể chất mạnh mẽ. Nhìn chung các bác sĩ cần phải lưu ý loại trừ những trường hợp có thể khiến chỉ số AST lớn hơn ALT sau đó mới tìm kiếm xơ hoá gan do virus HBV tiến triển.

Giảm tiểu cầu có thể là một trong những biểu hiện sớm của vấn đề lá lách to do việc tăng áp lực tĩnh mạch cửa của bệnh lý xơ gan.

Tóm lại với trẻ đang trong giai đoạn dung nạp miễn dịch HBV và trẻ bị viêm gan B thể cấp tính thì chưa cần thiết phải điều trị và cần theo dõi thêm. Còn đối với trẻ nhiễm virus viêm gan B thể mãn tính thì tuỳ theo chỉ số men gan cũng như mức độ phát triển của virus HBV mà sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.


Tác giả: Phạm Thanh