Nếu được chẩn đoán mắc tật khúc xạ cận thị, bạn có thể nhìn gần và gặp khó khăn với việc nhìn mọi thứ ở khoảng cách xa. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc đọc sách và nhìn hình ảnh trên tivi. Ở trẻ em, nếu bị cận thị thì cần được điều trị để tránh tình trạng bệnh tiến triển. Thế nhưng khi nào thì nên điều trị cận thị?
Các triệu chứng chính của cận thị thường là: phải nheo mắt khi nhìn các vật thể ở xa; nhức đầu do mỏi mắt; khó nhìn hoặc lái xe vào ban đêm; trẻ em khó tập trung trong lớp học. Khi gặp các triệu chứng khác lạ ở mắt và tầm nhìn, bạn nên đi khám để có được chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ sẽ quyết định khi nào cần điều trị cận thị và phương án điều trị nào phù hợp nhất với bạn.
Bạn nên đặt lịch khám mắt với bác sĩ đo thị lực ngay lập tức nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào gây giảm thị lực hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn. Trước tiên, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra xem bạn có cận thị không và tình trạng bệnh nên được điều trị như thế nào là thích hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kính cận thị để giúp bạn cải thiện thị lực.
Tại sao cần khám với bác sĩ để biết được khi nào cần điều trị cận thị? Bởi có rất nhiều người gặp các triệu chứng giống với cận thị, chẳng hạn như mờ hoặc mỏi mắt nhưng họ không mắc tật khúc xạ này. Đây chỉ là kết quả của việc cố gắng tập trung nhìn các vật thể ở xa quá lâu. Tuy nhiên, nếu việc mắt bị căng thẳng quá lâu có thể gây tổn hại đến thị lực về lâu dài.
Sau khi kiểm tra, nếu độ cận thị nhẹ, bạn có thể không cần đeo kính mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo có kính điều chỉnh tầm nhìn trong một số trường hợp cần thiết. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án đeo kính:
- Mắt 0.25 độ: Đây là độ cận thị thấp nhất, độ cận này không gây ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn và cuộc sống nên không cần phải điều trị hay đeo kính.
- Mắt 0.50 độ: Độ cận này có thể khiến bạn nhìn xa hơi mờ tuy nhiên vẫn có thể nhìn tốt mà chưa cần đeo kính.
- Mắt 1.00 độ: Từ mức độ cận này, người bệnh đã gặp khó khăn khi nhìn các vật thể ở xa. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách kê toa kính cho người bệnh.
- Mắt 1.50 độ: Ở độ cận này, người bệnh nên đeo kính thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn được điều chỉnh chính xác.
- Mắt 2.00 độ: Từ 2 độ, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng kính để đảm bảo trong việc học tập và làm việc.
- Từ 3.00 độ trở lên: Những trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kính liên tục để ngăn ngừa cận thị tiến triển và tránh nguy cơ biến chứng xấu, chẳng hạn như thoái hóa võng mạc.
Chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách vì Biến chứng cận thị: Đục thủy tinh thể chưa phải biến chứng nguy hiểm hàng đầu. Các biến chứng cận thị vô cùng nguy hiểm.
Hiện nay, phẫu thuật điều trị cận thị bao gồm, phẫu thuật đặt kính nỗi nhãn, phẫu thuật lasik, phẫu thuật đặt gai giác mạc và phẫu thuật dùng laser femtosecond. Ngoài ra, hiện có phương án dùng ORTHO-K – một loại kính định dạng giác mạc được dùng vào ban đêm và thị lực được điều chỉnh suốt cả ngày hôm sau mà không cần đeo kính.
Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp cận thị nặng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cận thị trung bình nếu đủ điều kiện vẫn có thể thực hiện điều trị phẫu thuật. Nếu bạn cận thị dưới 8.00 độ và trên 18 tuổi, bạn có thể lựa chọn các phương án phẫu thuật phù hợp theo tư vấn của bác sĩ.
Việc điều trị phẫu thuật cận thị ở mắt nhìn chung không quá phức tạp. Người bệnh chỉ cần đeo kính râm, nhỏ thuốc theo đơn và tái khám theo lịch của bác sĩ.
Nguồn dịch: https://www.foreyes.com/blog/when-do-you-need-to-get-glasses-for-nearsightedness/