Khi nào cần bổ sung omega 3? Bổ sung nhiều có sao không?

Khi nào cần bổ sung omega 3? Bổ sung nhiều có sao không?
Cung cấp omega 3 giúp giảm nguy cơ gây bệnh tim, mất trí nhớ, trầm cảm, viêm khớp... nhưng chúng ta cần phải biết khi nào cần bổ sung omega 3 và khi nào không nên để tránh gây những hậu quả không mong muốn.

Omega-3 là loại axit béo không no cần thiết cho giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển trí não tốt. Omega 3 có thể làm giảm quá trình viêm trong cơ thể do đó nó có thể hữu ích trong việc giúp cơ thể chúng ta ngăn ngừa được các bệnh mạn tính.

1. Tác dụng của Omega 3

Bạn biết khi nào cần bổ sung omega 3 và biết cân bằng thì sẽ đem đến hiệu quả tốt. Đối với mỗi đối tượng sẽ có những tác dụng khác nhau trong đó có:

Đối với trẻ sơ sinh cung cấp omega 3 cho các bé đem lại những hiệu quả tốt giúp cho trẻ phát triển nhận thức, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, giúp bé tăng trưởng thể chất và phát triển não bộ.

Đối với phụ nữ mang thai việc bổ sung omega 3 sẽ giảm nguy cơ sinh non nghiên cứu cho rằng những sản phụ cung cấp đầy đủ omega 3 thì ít bị chuyển dạ sớm hơn các sản phụ khác.

Đối với trẻ em và thiếu niên bổ sung omega 3 sẽ cải thiện được hành vi, giảm được sự tăng động, củng cố được khả năng chú ý ở trẻ dưới 12 tuổi, giảm triệu chứng trầm cảm, giảm tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường, hen phế quản

Đối với người lớn thì omega 3 có tác dụng giảm thiểu các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, mờ mắt, đau mỏi xương khớp,....

2. Tác hại khi bổ sung nhiều Omega 3

Bổ sung omega 3 một cách hợp lý và cân bằng sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực. Nhưng nếu bạn không nắm rõ được khi nào cần bổ sung omega 3 sẽ gây ra tính trạng lạm dụng quá nhiều sẽ phản tác dụng gây ra những triệu chứng sau:

Tăng đường huyết: việc bổ sung một lượng lớn omega 3 có thể gây tăng mức đường máu ở bệnh nhân tiểu đường. Bổ sung omega 3 quá nhiều có thể kích thích tạo đường glucose góp phần làm tăng mức đường máu trong thời gian dài. Tuy nhiên chỉ ở liều rất cao mới gây ảnh hưởng tới đường máu.

Chảy máu: omega 3 có thể giúp giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông ở người lớn, nhưng việc bổ sung quá nhiều sẽ tăng nguy cơ chảy máu chân răng, chảy máu cam.

Hạ huyết áp: omega 3 có lợi cho người bị tăng huyết áp nhưng nó có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng đối với những người có tiền sử huyết áp thấp. 

Ngộ độc vitamin A: có một số loại thực phẩm bổ sung omega 3 cũng có lượng vitamin A cao, rất có thể gây ngộ độc nếu tiêu thụ một lượng lớn.Ngộ độc vitamin A có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. 

Mất ngủ: sử dụng lượng vừa đủ dầu có có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhưng trong một vài trường hợp khác, bổ sung lượng omega 3 quá liều lượng có thể gây cản trở giấc ngủ và góp phần dẫn đến chứng mất ngủ. 

3. Khi nào cần bổ sung omega 3?

Để biết được khi nào cần bổ sung omega 3 thì bạn cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Từ tình trạng cơ thể của bạn sẽ có mức bổ sung omega 3 khác nhau. Trong đó có một số trường hợp cụ thể:

- Bổ sung trong thời kỳ mang thai: Việc bổ sung omega 3 cho bé trong giai đoạn thai kỳ sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của bé và đối với phụ nữ mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non. Vì vậy việc bổ sung omega 3 cho bà bầu thông qua các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chứa omega 3 là điều cần thiết đối với mỗi phụ nữ mang thai.

- Bổ sung cho trẻ nhỏ: Để béo phát triển nhận thức, trí não, thể chất thì việc cung cấp omega 3 cho bé bằng các thực phẩm chứa omega 3 sẽ rất tốt cho bé. Từ đó bé sẽ tăng khả năng tự miễn dịch, tránh được các bệnh về tim mạch, hen suyễn.

Ngoài ra đối với người mắc các bệnh về mắt, tim mạch, tăng huyết áp thì việc bổ sung omega 3 sẽ là một hình thức giúp cải thiện bệnh tật.

Bổ sung Omega 3 cho cơ thể có rất nhiều cách. Bạn có thể bổ sung loại axit béo này bằng các loại thực vật như dầu lanh, dầu oliu hoặc một số loại rau lá xanh chứa omega 3 hoặc các chế phẩm omega 3. Bổ sung omega 3 bạn cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng các chế phẩm này để biết khi nào cần bổ sung omega 3 và khi nào không. Đặc biệt là đối với trẻ em, nếu muốn bổ sung omega 3 thì trước đó cha mẹ nhất thiết phải trao đổi với bác sĩ.



Tác giả: Phương Nguyễn