Khi mi mắt có gàu, cần nghĩ ngay đến dấu hiệu viêm bờ mi

Khi mi mắt có gàu, cần nghĩ ngay đến dấu hiệu viêm bờ mi
Một dấu hiệu viêm bờ mi khá dễ nhận ra là mi mắt có gàu. Ngoài ra còn những dấu hiệu của bệnh viêm bờ mi nào nữa?

Viêm bờ mi là một bệnh về mắt khá phổ biến và là bệnh mạn tính, dễ tái phát. Viêm bờ mi xảy ra do chất nhờn và vi khuẩn đọng lại ở mi mắt, khu vực chân lông mi. Lúc này mi sẽ bị viêm và tấy. Đây cũng là những dấu hiệu viêm bờ mi thường thấy.

Việc nhận biết các dấu hiệu viêm bờ mi sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện ra bất thường ở mắt để kịp thời đi khám và nhận điều trị. Viêm bờ mi càng điều trị sớm càng nhanh chữa khỏi và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng đáng tiếc.

1. Dấu hiệu viêm bờ mi và biến chứng của bệnh

Viêm bờ mi khá phổ biến ở người trung niên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người trẻ cũng dễ mắc viêm bờ mi. Những yếu tố như ô nhiễm môi trường, thay đổi nội tiết, lạm dụng thuốc và mĩ phẩm đều có thể gây ra viêm bờ mi.

Những dấu hiệu viêm bờ mi người bệnh có thể nhận thấy bao gồm mi mắt sưng đỏ, chảy nước mắt nhiều, có vảy ở mi mắt, lông mi mọc hoặc rụng bất thường... Người bệnh cũng có thể nhận thấy một số dấu hiệu của bệnh viêm bờ mi như mắt thấy cộm và rát. Hiện tượng chất nhờn bám vào lông mi khiến hai mi mắt dính vào nhau cũng là dấu hiệu viêm bờ mi.

Viêm bờ mi thường ảnh hưởng đến phần ngoài của mắt, không gây mất thị lực hay nguy hiểm tính mạng. Bệnh không khó chữa trị nhưng lại dễ tái phát.

Ảnh 1.

Lông mi có gàu là một dấu hiệu viêm bờ mi (Ảnh: Internet)

Tuy viêm bờ mi không quá nguy hiểm nhưng nếu người bệnh kéo dài không đi khám khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh viêm bờ mi thì bệnh có thể biến chứng. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của viêm bờ mi là lẹo. Hình thái của lẹo giống như một bướu ở bờ hoặc phái trong mi mắt.

Viêm mờ mi cũng khiến đau mắt đỏ tái phát. Đôi khi bờ mi bị viêm hay lông mi mọc xiên có thể kích thích và gây tổn thương giác mạc, dẫn đến loét giác mạc.

Thế nên, ngay khi nhận ra những dấu hiệu viêm bờ mi đã kể trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và chữa bệnh kịp thời, tránh những ảnh hưởng lên mắt.

2. Phòng bệnh viêm bờ mi

Vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong điều trị, kiểm soát và phòng bệnh viêm bờ mi.

Đối với người bệnh viêm bờ mi trong giai đoạn điều trị thì khi đi khám và tiếp nhận điều trị sẽ được các bác sĩ hướng dẫn cách vệ sinh mắt cụ thể. Tuyệt đối không tự ý đi mua các loại dung dịch vệ sinh hay dụng cụ tẩy rửa mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Ảnh 2.

Mí mắt sưng đỏ là dấu hiệu của bệnh viêm bờ mi (Ảnh: Internet)

Viêm bờ mi không khỏi trong ngày một ngày hai nên người bệnh cần kiên trì thực hiện vệ sinh mắt theo chỉ định của bác sĩ cho tới khi các dấu hiệu của bệnh viêm bờ mi hoàn toàn biến mất. Không nên vì không thấy hiệu quả tức thì mà bỏ ngang khi mắt vẫn còn có dấu hiệu viêm bờ mi.

Đối với người đã khỏi bệnh và người cần phòng bệnh thì việc vệ sinh mắt có thể dễ dàng hơn người đang bị bệnh. Điều cần chú ý trong quá trình vệ sinh mắt là sử dụng dụng cụ sạch, dung dịch rửa mắt phù hợp, tay sạch, tẩy rửa nhẹ nhàng tránh làm tổn thương giác mạc. Chườm nóng và massage mắt nhẹ nhàng cũng sẽ giúp lưu thông máu và tuyến bã nhờn tốt hơn, tránh tắc tuyến bã nhờn, gây ra viêm bờ mi.

Ngoài ra, nếu không muốn các dấu hiệu viêm bờ mi xuất hiện thì hãy đảm bảo tay, kính hay những vật thường tiếp xúc gần mắt đều sạch và đảm bảo vệ sinh. Bởi nếu bạn có vệ sinh mắt mà sau đó lại tiếp xúc với bề mặt bẩn thì công sức vệ sinh mắt trước đó đều vô nghĩa.


Tác giả: Nụ Nguyễn