Khi mắc bệnh não úng thủy có chữa được không?

Khi mắc bệnh não úng thủy có chữa được không?
Não úng thủy thường xảy ra với nhóm đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó có nhiều ý kiến thắc mắc rằng, khi bị bệnh não úng thủy có chữa được không, nếu có thì điều trị theo phương pháp nào? Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này, thì cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Não úng thủy là gì?

Não úng thủy xảy ra khi trong não dư thừa một loại chất lỏng, mà theo chuyên môn gọi là dịch não tủy. 

Việc dư thừa dịch não tủy này làm cho phần đầu của cơ thể ngày càng to dần, dẫn đến các nhu mô não bị tổn thương. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, thì người bệnh có thể chịu những biến chứng khó hồi phục.

2. Dấu hiệu nhận biết não úng thủy ở trẻ em

Khi trẻ bị não úng thủy, thì biểu hiện dễ nhận biết nhất là đầu trẻ to dần, thóp trước rộng và phồng căng. Không những thế, thường xuyên giật mình, khó bú, hay bị sặc sữa hoặc nôn vọt, cũng là dấu hiệu để nhận biết bệnh

Ngoài ra khi bị bệnh này, trẻ cũng rất khó ngủ, hay khóc, khi nằm đầu nghẹo sang một bên. Hành vi ngày càng chậm dần, tay trẻ thường nắm rất chặt.

Còn đối với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, thì các triệu chứng của bệnh cũng rõ ràng hơn như là thường xuyên khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa. Ngoài ra trẻ còn có một số biểu hiện như phù gai thị, dấu hiệu tổn thương bó tháp...

Ảnh 2.

Khi trẻ bị não úng thủy, thì biểu hiện dễ nhận biết nhất là đầu trẻ to dần - Ảnh: Internet

3. Có những loại não úng thủy nào?

3.1. Giao tiếp (không tắc nghẽn)

Hiện nay, não úng thủy được phân ra làm 2 loại là não úng thủy giao tiếp và não úng thủy không giao tiếp.

Với não úng thủy không giao tiếp, thì bệnh này xảy ra do sự tắc nghẽn bên ngoài hệ thống não thất hay do vấn đề về hấp thụ.

3.2. Không giao tiếp (tắc nghẽn)

Còn đối với não úng thủy không giao tiếp, thì việc tắc nghẽn trong hệ thống não thất, là nguyên nhân gây ra bệnh này.

4. Nguyên nhân bị mắc bệnh não úng thủy?

Theo nhiều công trình nghiên cứu, thì nguyên nhân gây nên bệnh não úng thủy có thể là do di truyền, hay những rối loạn phát triển.

Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khác gây bệnh như biến chứng từ việc sinh non.

5. Não úng thủy có chữa được không?

Khi trẻ bị não úng thủy thì nhìn chung khả năng điều trị bệnh cũng rất ít, nhưng  nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, thì bệnh có thể chữa khỏi nhờ vào việc sử dụng đúng phương pháp và nhờ đến các bác sĩ ngoại khoa. Thế nhưng với các trường hợp nặng, thì hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ là hỗ trợ để kéo dài sự sống.

6. Địa chỉ khám điều trị não úng thủy uy tín

6.1. Khoa ngoại thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương

Khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương là nơi uy tín trong khám và chữa bệnh về hệ thần kinh trung ương như: U não, Não úng thủy, Thoái hoá não, U tuỷ; hay động kinh ở trẻ em, các bệnh thần kinh cơ. 

Khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương chuyên nghiên cứu về lâm sàng và điều trị xuất huyết não bằng Vit K. 

Khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương thường xuyên đào tạo bác sĩ chuyên khoa nhi – thần kinh, cụ thể khoa đã đào tạo 5 thạc sỹ thần kinh, 1 tiến sỹ thần kinh nhi. Hiện tại Khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhi Trung ương có sự hợp tác với khoa Thần kinh Bệnh viện Hoàng gia Melbourn Úc, Bệnh viện Bicetre – Paris.

Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.

ĐT: 024 6273 8532

Ảnh 3.

Não úng thủy thường xảy ra với nhóm đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Ảnh: Internet

6.2. Khoa Phẫu thuật thần kinh thuộc bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức - nơi gắn với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có lịch sử hơn 100 năm, cho tới nay bệnh viện Việt Đức đã thực hiện được nhiều kỹ thuật khó trên thế giới và là nơi đi đầu về kỹ thuật nội soi cắt gan, thực quản, thần kinh. 

Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐT: 024 3825 3531

6.3. Khoa ngoại tổng quát của bệnh viện Nhi đồng 1

Đây là bệnh viện chuyên khoa nhi, là trung tâm đào tạo thực hành cho Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh; được xếp hạng là bệnh viện chuyên khoa hạng 1, tuyến cuối về nhi khoa, tiếp nhận điều trị tất cả các trẻ bệnh từ mới sinh đến 15 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. 

Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng là một trung tâm hợp tác nghiên cứu lâm sàng về nhi khoa với các viện, bệnh viện đầu ngành trong cả nước. Tới nay bệnh viện Nhi đồng 1 đã đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho các cháu bệnh nhi.

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 028 3927 1119

Tác giả: Thanh Thanh