Bị lẹo mắt không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến tự tin, sinh hoạt của người bệnh. Về lâu dài bệnh còn có thể sinh ra những biến chứng khó lường. Vì thế việc điều trị lẹo mắt là vô cùng cần thiết. Chế độ dinh dưỡng có quan hệ khá mật thiết đến sức khỏe nên một trong những câu hỏi bệnh nhân cần lưu ý đó là bị lẹo mắt kiêng ăn gì?. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn cụ thể về thắc mắc đó.
Lẹo mắt (viêm bờ mi mắt) là căn bệnh gây ảnh hưởng đến thẩm mĩ của đôi mắt, gây khó chịu cho người bệnh. Đây là căn bệnh dễ chữa nhưng khó dứt. Tuy nhiên nếu tuân thủ đầy đủ chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, đặc biết là những thực phẩm cần kiêng ăn thì sẽ có thể kiểm soát được bệnh tương đối tốt.
Để trả lời câu hỏi bị lẹo mắt kiêng ăn gì hãy cùng xem các bác sĩ nói sao. Theo lời khuyên từ các bác sĩ thì trong thời gian điều trị bệnh lẹo mắt, có một số nhóm thức ăn người bệnh nên hạn chế ăn để nhanh lành bệnh và hồi phục sức khỏe. Các nhóm thức ăn đó bao gồm: Nhóm đồ tanh, nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ, nhóm thức ăn nhiều đường, nhóm thức ăn nhiều nitrat, nhóm đồ nếp,...
- Đồ uống có ga, đồ có cồn, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê…khiến tình trạng diễn biến xấu hơn.
- Các loại hải sản như ngao, tôm, cua, ghẹ, bề bề, mực, cá,...làm trầm trọng thêm tình trạng sưng đỏ và ngứa mắt khiến bệnh lâu khỏi hơn và gây nhiều khó chịu cho người bệnh.
- Các loại đồ ăn chiên rán như khoai tây chiên, gà rán, tôm chiên, khoai lang kén,...sẽ khiến tình trạng nóng rát của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn có lượng đường cao,...khiến cho viêm kết mặc nặng hơn, kích thích đến bệnh làm bệnh nặng hơn.
- Xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đóng hộp,… gây khó chịu cho bệnh nhân, kéo dài thời gian điều trị.
- Thịt bò, trứng gà, thịt gà, các loại đồ nếp,... làm gia tăng tình trạng mưng mủ, sưng tấy tại vết lẹo ở mắt.
Bị lẹo mắt kiêng ăn gì? Viêm bờ mi kiêng ăn gì? Nên kiêng đồ uống có cồn và chất kích thích. (Ảnh: Internet)
Các bác sĩ cũng tư vấn rằng, bổ sung thực phẩm đúng cũng sẽ giúp ích trong quá trình điều trị. Ngoài những thực phẩm được nêu ra trong phần bị lẹo ở mắt kiêng ăn gì, người bệnh có thể ăn mọi loại thực phẩm còn lại. Không nên kiêng ăn quá nhiều gây thiếu chất cho cơ thể.
Ngoài những loại thực phẩm nên kiêng, người bệnh khi bị lẹo mắt nên thường xuyên bổ sung các loại vitamin A, C, B12. Người bệnh nên ăn nhiều rau bina, cam, cà rốt… để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
Ngoài việc khi bị lẹo mắt kiêng ăn gì và hạn chế ăn gì, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (Ảnh: Internet)
Cũng giống như người bình thường, khi trẻ nhỏ bị lẹo mắt cũng cần phải kiêng những nhóm đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, hải sản,... Tuy nhiên, việc kiêng ăn ở trẻ nhỏ thường khó khăn hơn người lớn. Do vậy việc bố mẹ quan tâm, giám sát, hướng dẫn trẻ để vượt qua giai đoạn này là vô cùng cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài việc quan tâm bị lẹo ở mắt kiêng ăn gì thì chúng ta cũng cần quan tâm đến kiêng một số việc sau đây:
- Không trang điểm khi đang bị lẹo ở mắt.
- Hạn chế tác động vào vùng lẹo đang bị sưng ở mắt.
- Tránh tiếp xúc với khói bụi và ánh nắng mặt trời.
Can thiệp tiểu phẫu chích lẹo mắt là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng bị bệnh lẹo ở mắt. Tuy nhiên sau khi chích lẹo mắt xong chúng ta cũng cần kiêng ăn một số thực phẩm như là: đồ nếp, rau muống, thịt bò, trứng gà,... Những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và để lại sẹo.
Không dùng chung khăn mặt đề phòng lẹo mắt lây lan. Quan trọng hơn cả, ngoài việc bị lẹo mắt kiêng ăn gì và nên ăn gì thì người bệnh nên chú ý tới việc vệ sinh mi mắt và mắt, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đây chính là những điểm mấu chốt để phòng và điều trị bệnh lẹo mắt thành công.
Tóm lại
Lẹo mắt là căn bệnh không nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. Việc hiểu rõ chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là khi bị lẹo mắt kiêng ăn gì sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn để phòng tránh và điều trị bệnh. Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hỗ trợ các bạn trong việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để lẹo mắt không còn làm phiền đến sức khoẻ của bạn.