Khàn tiếng là bệnh gì ?

Khàn tiếng là bệnh gì ?
Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói thay đổi âm sắc làm hoạt động giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Đôi khi hiện tượng khàn tiếng là biểu hiện của nhiều bệnh lý đường họng nguy hiểm nên tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua. Cùng tìm hiểu bài viết khàn tiếng là bệnh gì đây nhé.

Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói thay đổi âm sắc làm hoạt động giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Đôi khi hiện tượng khàn tiếng là bệnh lý đường họng nguy hiểm gây ra, do đó tuyệt đối không được chủ quan.

    1. Khàn tiếng là bệnh gì?

Mất tiếng, khàn tiếng là biểu hiện thường gặp khi dây thanh gặp các tình trạng bất thường như viêm, phù nề, tổn thương, xuất hiện u nhú do các bệnh lý đường họng.

Thông thường, bệnh khàn tiếng chỉ xảy ra trong một vài ngày tuy nhiên trong trường hợp tình trạng khàn tiếng, mất tiếng kéo dài đến hơn một vài tuần thì bạn phải xem xét cẩn thận hơn, thậm chí bạn cần phải đến gặp bác sĩ tìm hiểu rõ khàn tiếng là bệnh gì gây ra. 

Đôi khi khàn tiếng là biểu hiện của các bệnh lý đường họng lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể khàn tiếng là biểu hiện của các loại bệnh lý đường họng ác tính khác gây nguy hiểm cho sức khoẻ người bệnh.

2. Khàn tiếng là bệnh gì gây ra?

Khàn tiếng là biểu hiện của các bệnh lý đường họng lành tính hoặc ác tính. Cụ thể: 

2.1. Viêm amidan cấp tính, mãn tính

Viêm amidan là hiện tượng 2 amidan bị sung huyết, xảy ra ở mọi độ tuổi. 

Nguyên nhân chính của bệnh là do nhiễm trùng liên cầu, tụ cầu hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do bệnh cúm, sởi gây ra. 

Các biểu hiện thường gặp của amidan cấp, mãn tính là: sốt, đau khô nóng họng, chán ăn, mệt mỏi, ho rát, khàn tiếng…

Ảnh 2.

Hiểu rõ khàn tiếng là bệnh gì gây ra sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp. Ảnh: Internet

2.2. Viêm thanh quản cấp tính, mãn tính

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng thanh quản bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn hoặc virus cúm, thường xảy ra nhiều vào mùa lạnh khi thời tiết thay đổi.

Viêm thanh quản mãn tính xảy ra khi chức thanh quản bị tổn thương do giao tiếp quá nhiều,  hút thuốc, tiếp xúc với môi trường bụi bẩn hóa chất… hoặc bệnh viêm xoang mãn tính gây ra. 

Các biểu hiện thường gặp của viêm thanh quản cấp tính là: khô rát họng, ngứa họng, chảy mũi, ngạt mũi, ho khan hoặc ho có đờm, khản tiếng, mất tiếng…

2.3. Viêm thanh quản đặc hiệu

Viêm thanh quản đặc hiệu là các bệnh lý viêm thanh quản do lao, giang mai thanh quản, nấm thanh quản cũng gây ra tình trạng khàn tiếng cho người mắc.

Ảnh 3.

Nếu mức độ bệnh lý nhẹ, bệnh nhân bị khàn tiếng có thể điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh. Ảnh: Internet

2.4. Các loại u thanh quản lành tính

U thanh quản lành tính là hiện tượng thanh quản xuất hiện các loại u nhú lành tính làm ảnh hưởng đến hoạt động của dây thanh, điển hình là các chứng: xơ hạt dây thanh, polyp thanh quản, papilloma thanh quản.

Các loại u này thường gây ra các triệu chứng như: đau họng, nổi các khối u trong dây thanh, khó thở, khàn tiếng…

2.5. Ung thư thanh quản

Bên cạnh các bệnh lý đường họng lành tính, khàn tiếng là bệnh gì gây ra có thể kể đến ung thư thanh quản. Ung thư thanh quản là hiện tượng các tế bào khối u ác tính hình thành trong mô thanh quản gây ra các vết loét thâm nhiễm và vết loét tăng sinh.

Triệu chứng ung thư thanh quản là khàn tiếng kéo dài, sau đó ho khan, khó thở, khó nuốt, có thể ho ra máu, sụt cân.

3. Các phương pháp điều trị khàn tiếng

Bệnh nhân khi có dấu hiệu bị khàn tiếng, mất tiếng nên đi đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị chứ không nên tự ý mua thuốc uống mà không có toa của bác sĩ.

Tuỳ vào trình trạng bệnh lý mắc phải cũng như mức độ biểu hiện của bệnh,  bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân bị khàn tiếng có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng các thuốc kháng sinh giảm viên, diệt khuẩn. 

Nếu bệnh tình nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp tia xạ hoặc phẫu thuật để điều trị.Bên cạnh đó, bệnh nhân bị khàn tiếng cần chú ý giữ ấm vùng cổ vào mùa lạnh, nên xông hơi nóng với tinh dầu thơm và cần được nghỉ ngơi hạn chế giao tiếp. Ngoài ra, tránh xa các tác nhân như khói bụi, hoá chất ... và tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng khoa học là hết sức cần thiết cho quá trình điều trị bệnh.

Tác giả: Huyền Trang