Khái niệm HIV/AIDS và những hiểu lầm 'tai hại'

Khái niệm HIV/AIDS và những hiểu lầm 'tai hại'
Khái niệm HIV/AIDS có thể không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn còn nhiều hiểu lầm và định kiến đối với căn bệnh này, khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và nỗ lực tái hòa nhập cộng đồng.

1. Khái niệm HIV/AIDS

Khái niệm HIV/AIDS dùng để chỉ loại bệnh gây ra hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải ở người, gây ra bởi virus HIV.

Khi cơ thể người bị virus HIV tấn công, bạch cầu, hồng cầu sẽ bị phá huỷ cùng sự suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch nghiêm trọng. Người nhiễm HIV vẫn có thể có cuộc sống bình thường cho tới khi bệnh chuyển đến giai đoạn cuối, tuy nhiên lại nhạy cảm các bệnh khác hơn so với người khoẻ mạnh.

Virus HIV tấn công trực tiếp vào tế bào bạch cậu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) có chức năng chỉ huy các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Theo thời gian, virus HIV sẽ tiêu diệt dần và tiến đến sự sụt giảm CD4 nghiêm trọng, làm mất khả năng chống đỡ lại mầm bệnh.

Ảnh 1.

Khái niệm HIV/AIDS (Ảnh: Internet)

Khái niệm HIV/AIDS được dùng để chỉ cùng một bệnh. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm virus HIV. Lúc này, sức đề kháng và miễn dịch của người bệnh bị phá huỷ nghiêm trọng, không còn khả năng chống đỡ lại các mầm bệnh dẫn đến chết người.

Lúc này, người bệnh có thể dễ dàng mắc các bệnh thông thường như tiêu chảy, ho, lở loét da,... Bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn này thường qua đời do nhiễm trùng cơ hội (nhiễm trùng do cơ thể suy giảm miễn dịch), ung thư hoặc các bệnh khác gây rối loạn miễn dịch.

Ảnh 2.

HIV có thể lây qua đường tình dục do quan hệ không an toàn với người có bệnh (Ảnh: internet)

Virus HIV có trong dịch cơ thể của người mang bệnh như: máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ,... có khả năng lây lan trực tiếp từ người sang người. Bệnh có thể lây truyền qua 3 con đường chính: máu và các chế phẩm từ máu, đường tình dục và di truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và cho con bú. Đặc biệt, tình dục là con đường chính làm nhiễm HIV/AIDS.

Việc tìm hiểu khái niệm về HIV/AIDS cùng các con đường chính lây lan bệnh là cần thiết để hiểu đúng về căn bệnh nguy hiểm này. Thực tế, nhiều lo lắng, định kiến và kỳ thị "không đáng có" xuất hiện trong xã hội là do hiểu không chính xác và đầy đủ về khái niệm HIV.

2. Những hiểu lầm tai hại về HIV/AIDS

2.1. HIV/AIDS là hai bệnh khác nhau

Thực chất, đây là cùng một loại bệnh. Như đã nói ở trên, người mang virus HIV trong máu được gọi là người nhiễm HIV. Những người nhiễm virus HIV ở giai đoạn chuyển thành AIDS (giai đoạn cuối) thường được gọi là bệnh nhân AIDS.

2.2. Virus HIV tồn tại ở khắp mọi nơi

Thực tế, virus HIV chỉ tồn tại trong các loại dịch tiết sinh học của cơ thể, chủ yếu là máu, ngoài ra còn có tinh dịch, dịch âm đạo, sữa của bệnh nhân. Số lượng virus HIV trong nước mắt, nước bọt, mồ hôi,... của bệnh nhân là có nhưng rất ít.

Khoa học đã chứng minh, lượng virus HIV phát tán ra không khí trong quá trình nói chuyện, ăn uống, giao tiếp thông thường không thể đủ để làm lây nhiễm bệnh. Như vậy, tiếp xúc thông thường với bệnh nhân không phải là nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS.

Ảnh 3.

Virus HIV không lây lan qua các hoạt động tiếp xúc thông thường (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, virus HIV cũng dễ dàng bị tiêu diệt khi ra khỏi cơ thể bệnh chủ bằng nhiệt độ và các chất khử trùng thông thường. Cụ thể là ở nước trên 56 độ C, Javel 0.1-0.5%, Cloramin 25%, chất sát trùng như cồn 70 độ  oxy già 6%, A xít (pH<6), Bazơ (pH>10). Virus HIV bị tiêu diệt hoàn toàn trong môi trường trên trong 20-30 phút.

Đối với kim tiêm và các loại dụng cụ có chứa máu, virus HIV có thể bị tiêu diệt ở nước sôi 100 độ C trong 30 phút, Khi không tiếp xúc với nhiệt độ, virus gây bệnh đọng trong các dụng cụ này có thể tồn tại trong 2-7 ngày.

2.3. HIV/AIDS lúc nào cũng có biểu hiện giống nhau

Đây là một hiểu lầm thường gặp đối với căn bệnh này. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh lại không giống nhau ở từng giai đoạn và từng bệnh nhân khác nhau.

Quá trình phát triển của HIV/AIDS thường trải qua 4 giai đoạn chính: Giai đoạn sơ nhiễm HIV (giai đoạn cửa sổ); Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng; Giai đoạn cận AIDS; Giai đoạn AIDS. Quá trình đi từ giai đoạn đầu tới giai đoạn cuối có thể kéo dài từ 5-10 năm.

Ảnh 4.

Biểu hiện của HIV/AIDS là khác nhau ở từng giai đoạn (Ảnh: Internet)

Càng ở các giai đoạn sau, triệu chứng của bệnh càng bộc lộ rõ với các biểu hiện nặng dần từ tương tự cảm cúm, sưng bạch huyết nhẹ,... đến sưng bạch huyết kéo dài, rối loạn cảm giác, sụt cân, lở loét, nhiễm trùng, ung thư,... rồi dẫn tới tử vong.

Do đó, cần xác định được giai đoạn của bệnh và thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường của bệnh nhân để tìm ra phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp, giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Ảnh 5.

Hiểu rõ khái niệm HIV để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp và giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng (Ảnh: Internet)

Trong quá trình tiếp xúc, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, nếu không hiểu rõ khái niệm HIV/AIDS và các vấn đề liên quan, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến người bệnh và những người xung quanh.

Tác giả: Thảo Ngân