Được làm cha, làm mẹ là niềm hạnh phúc của mọi cặp vợ chồng. Thời gian mang thai cũng là thời điểm nhạy cảm nhất của người phụ nữ. Không ít mẹ bầu đã gặp phải những triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, buồn bã, mệt mỏi, chán nản,... Đây có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm, một trong những chứng bệnh rất hay gặp ở mẹ bầu đang mang thai.
Theo kết quả của một cuộc khảo sát có khoảng 7% số người lớn mắc phải chứng trầm cảm trong vòng 12 tháng trước đó và trong số này có đến 12,7 % là phụ nữ đang mang thai.
Có nhiều lý do khiến mẹ bầu dễ bị trầm cảm khi mang thai (ảnh: internet)
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ đang mang thai là do tiền sử đã từng mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra một số yếu tố khác có thể là do gia đình có người bị trầm cảm, bệnh tật không được điều trị dứt điểm, thai phụ có mẹ là phụ nữ đơn thân, sinh con trên 3 lần, hút thuốc lá, mang bầu khi còn ít tuổi, thu nhập thấp, gia đình ít quan tâm, bạo lực gia đình,...
Nếu bị trầm cảm khi mang thai có thể gây ra nhiều tác động xấu cho cả mẹ bầu và thai nhi. Với mẹ bầu sẽ khó có thể gia nhập được với cuộc sống đời thường, không tự chăm sóc bản thân, không thực hiện khám sức khỏe, khám thai định kỳ, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích, thậm chí tự sát.
Còn với thai nhi sẽ khó có thể phát triển bình thường, sảy thai, sinh non, em bé thiếu cân và tính tình khi lớn lên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu trong khi mang thai mẹ bầu bị trầm cảm thì sau sinh vẫn có thể sẽ bị tái phát. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc chăm em bé cũng như cuộc sống của vợ chồng.
Để biết được mẹ bầu có bị trầm cảm hay không hãy dựa vào các biểu hiện như tâm trạng buồn bã, chán nản, không còn hứng thú hay quan tâm đến môi trường xung quanh, trong 1 tháng giảm hoặc tăng trên 5% trọng lượng cơ thể, chán ăn hoặc thèm ăn, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, mệt mỏi hoặc có cảm giác hụt hơi, kiệt sức, mất tập trung trong công việc, thường xuyên nghĩ đến cái chết....
Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé (ảnh: internet)
Những chẩn đoán về chứng trầm cảm ở mẹ bầu được đưa ra khi có ít nhất 5 trong số những biểu hiện kể trên xuất hiện kéo dài trong 2 tuần liên tiếp.
Để điều trị, khắc phục trầm cảm khi mang thai cần phải có sự phối hợp của các bác sĩ sản phụ khoa, bác sĩ nội khoa, tâm thần và các bác sĩ gia đình. Trước khi tiến hành điều trị và khắc phục trầm cảm khi mang thai mẹ bầu sẽ được tư vấn về những nguy cơ cơ thể xảy ra và những biện pháp có thể được áp dụng.
Trong quá trình tư vấn về cách khắc phục trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu sẽ được khuyên bỏ thói quen uống rượu, hút thuốc lá hay những hành vi có hại cho sức khỏe. Đồng thời điều chỉnh lối sống trước khi dùng thuốc để khắc phục trầm cảm khi mang thai.
Giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp mẹ bầu điều trị bệnh tốt hơn (ảnh: internet)
Trong trường hợp mẹ bầu bị nhẹ việc khắc phục trầm cảm khi mang thai không quá khó khăn chỉ cần thực hiện loại bỏ các yếu tố là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm và thực hiện các liệu pháp tâm lý để điều chỉnh hành vi, lối sống cho thai phụ.
Việc dùng thuốc để khắc phục trầm cảm khi mang thai thường ít được sử dụng. Bởi việc làm này có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như tăng đường huyết, vỡ ối sớm, tiền sản giật, chảy máu, xảy ra các vấn đề về nhau thai, sinh non,.... Do đó, nếu mẹ bầu có nhu cầu dùng thuốc để khắc phục trầm cảm khi mang thai thì phải có ý kiến của bác sĩ và thực hiện theo đúng các chỉ định của bác sĩ.
Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến mẹ bầu và thai nhi, trong khi đó việc khắc phục trầm cảm khi mang thai lại không hề dễ dàng. Vậy nên các mẹ bầu và gia đình hãy chủ động phòng tránh chứng bệnh này. Người thân hãy quan tâm đến mẹ bầu nhiều hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phòng bệnh trầm cảm (ảnh: internet)
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chủ động phòng tránh bằng cách loại bỏ những thói quen xấu, tự cân bằng để không bị stress hay có những tác động tiêu cực về mặt tinh thần. Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Việc khắc phục trầm cảm khi mang thai sẽ đạt hiệu quả cao nếu được thực hiện kịp thời. Vậy nên khi thấy xuất hiện bất cứ một dấu hiệu bất thường nào các mẹ hãy tìm đến bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương án điều trị sớm nhất.