Khắc phục các vết bầm trên da, làm thế nào để làm giảm vết bầm nhanh chóng

Khắc phục các vết bầm trên da, làm thế nào để làm giảm vết bầm nhanh chóng
Hiện tượng vết bầm tím trên cơ thể diễn ra thường xuyên ở mọi người khi trải qua các va chạm nhẹ. Thường vết bầm được rất lâu tan. Vậy làm cách nào để vết bầm nhanh tan?

1. Nguyên nhân gây ra vết bầm

Mọi người đa số đều có các vấn đề khi bị chấn thương đặc biệt là vết bầm tím. Khi bị chấn thương, mạch máu nhỏ bị vỡ, máu thoát ra ngoài tụ lại dưới da và hình thành các máu bầm hay còn được gọi là xuất huyết dưới da.

Ngoài ra, hiện tượng bầm tím thường xuất hiện ở sau chấn thương, đặc biệt đối với các chấn thương có va chạm nhẹ, tụ máu sau phẫu thuật, tiêm truyền và cũng có khi xảy ra các bệnh lý về máu.

Những vết bầm tím có thể lớn hoặc nhỏ xuất hiện trên da gây tổn thương mạch máu. Thường các vết bầm có thể xuất hiện trên da từ 3 đến 5 vết bầm. Những vết bầm thay đổi màu từ đỏ đậm sang màu xanh và vàng rồi biến mất.

Tuy nhiên, không phải vết bầm nào cũng có thể khỏi nhanh chóng. Có nhiều vết bầm do va chạm lâu nhưng khó tan. Những vết bầm như vậy bạn cần phải áp dụng một vài cách để làm tan bầm nhanh hơn.

Khắc phục các vết bầm trên da, làm thế nào để làm giảm vết bầm nhanh chóng - Ảnh 2.

Xuất hiện vết bầm tím trên da do nhiều nguyên nhân - Ảnh minh họa

2. Những biện pháp làm tan bầm trên da

Đắp nước đá

Có rất nhiều cách để khiến vết bầm trên da nhanh tan và đắp nước đá là một cách khiến vết bầm nhanh tan hơn. Ngay khi vừa xảy ra va chạm nếu cảm nhận rằng bạn có thể có vết bầm ngay sau đó và vết bầm có thể mất 1-2 ngày mới có thể tan. Cách hữu hiệu là đừng chờ đến khi vết bầm xuất hiện mới thực hiện đắp nước đá thì khi đấy đã trễ.

Lập tức sau va chạm đắp nước đá lên chỗ đau, đắp liên tục trong vài tiếng đồng hồ. Khi thực hiện đắp nước đá giúp mạch máu co lại, vết thương giảm viêm, giảm sưng và giảm chảy máu khiến vết bầm không kịp xuất hiện, nếu có xuất hiện cũng tan nhanh.

Khắc phục các vết bầm trên da, làm thế nào để làm giảm vết bầm nhanh chóng - Ảnh 3.

Đắp nước đá lên vết bầm tím - Ảnh minh họa

Hơ nóng

Ngay sau khi đắp nước đá xong, vất bầm thường sẽ không xuất hiện đối với trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, đối với các trường hợp va chạm mạnh thì vết bầm vẫn có thể xuất hiện. Nhưng thường các vết bầm sẽ nhỏ và nhạt.

Do đó, đến ngày hôm sau bạn có thể hơ nóng để khiến vết bầm tím này nhanh tan ta. Tiếp theo, sử dụng khăn nhúng nước thật nóng, vắt khô và đắp lên chỗ bầm. Nếu khăn nguội bạn tiếp tục lặp lại quá trình ban nãy khoảng 1 đến 2 tiếng tùy vào vết bầm đang xuất hiện trên da bạn.

Hơi nóng có tác dụng làm cho máu lưu thông và các vết bầm có thể tan nhanh hơn.

Băng vùng bầm tím

Khi vết bầm xuất hiện, bạn có thể dùng băng ép, băng chun băng lại xung quanh vùng bầm tím nhằm giảm lượng máu và khiến dịch có thể rỉ ra. Lưu ý, không ép băng quá chặt.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý tháo băng sau 1 đến 2 tiếng. Khi máu bị hạn chế lưu thông trong khoảng thời gian dài sẽ không thể tốt cho sức khỏe.

Bổ sung vitamin C

Khắc phục các vết bầm trên da, làm thế nào để làm giảm vết bầm nhanh chóng - Ảnh 4.

Bổ sung vitamin C cho cơ thể - Ảnh minh họa

Thực tế có rất nhiều người không biết lý do mình bị xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể. Nguyên nhân khiến bạn bị bầm tím rất có thể do thiếu vitamin C. Do đó, bạn có thể bổ sung một chế độ ăn uống giàu vitamin C nhằm nâng cao sức đề kháng chống lại tình trạng bầm tím của cơ thể.

Không chỉ vậy, vitamin C còn giúp tăng sức bền thành mạch máu. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả, cam quýt, bưởi hay uống các thực phẩm bổ sung vitamin C có bán ở hiệu thuốc để bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể.

Hi vọng những cách hướng dẫn ở trên bạn có thể lựa chọn cho mình một cách khắc phục và giảm hiện tượng bầm tím trên da xuất hiện trên cơ thể mình.

Tác giả: Nắng Mai