Cũng như những căn bệnh ung thư khác, ung thư vòm họng cũng được tiến triển cụ thể qua 4 giai đoạn với tiên lượng khả năng sống cho tỷ lệ phần trăm khác nhau. Đến ung thư vòm họng giai đoạn 2, tỷ lệ sống là 95% nếu người bệnh lạc quan, tuân thủ đúng các quy tắc khám chữa bệnh đều đặn, thay đổi lối sống cũng như thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày thì mới mong đẩy lùi được bệnh.
Căn bệnh ung thư vòm họng (vòm họng còn gọi là vòm hầu hay họng trên) là một dạng ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng (phần cao nhất của họng, có hình vòm). Ung thư vòm họng thường gặp ở nam giới. Nó để lại nhiều hậu quả như đau đớn và khó khăn trong quá trình ăn uống với hầu hết bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này cao.
Ung thư vòm họng trở thành một căn bệnh nguy hiểm và rất khó chữa trị (ảnh: internet)
Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng đặc biệt hay mắc phải là ở nam giới, tuổi từ 40 đến 60. Ung thư vòm họng là thể ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư ở vùng đầu cổ. Bệnh là một trong mười ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ung thư vòm họng bao gồm 4 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện khác nhau.
Hiện nay nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng vẫn chưa được các nhà khoa học xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, người ta nhận thấy một vài yếu tố gây nên nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng phổ biến. Đó là: Những người có tiền sử uống nhiều rượu, hút thuốc lá, thuốc lào; chế độ ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa muối, củ muối).
Ung thư vòm họng là một bệnh nguy hiểm, đây là dạng ung thư phổ biến của ung thư vùng đầu cổ. Để tiên lượng cho bệnh, người ta căn cứ vào gia đoạn phát triển ung thư.
Ung thư vòm họng ở giai đoạn 2 có tiên lượng bệnh tốt với tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá cao, bởi vì khối u chưa phát triển, xâm lấn lớn và di căn vào các cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư vòm họng giai đoạn 2 nếu được phát hiện kịp thời, khả năng chữa trị sẽ nhiều hơn (ảnh: internet)
Trong những thập niên trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của nền y học tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư vòm họng đang dần tăng lên. Bằng các phương pháp điều trị ung thư tích hợp toàn diện, tỷ lệ kéo dài sự sống thêm 5 năm của những trường hợp khi được chẩn đoán ung thư vòm họng ở những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… được liệt kê dưới con số như sau:
Giai đoạn I: tỷ lệ sống là 98-100%
Giai đoạn II: tỷ lệ sống là 95%
Giai đoạn III: tỷ lệ sống là 86%
Giai đoạn IV: tỷ lệ sống là 73%.
Để điều trị ung thư vòm họng có các phương pháp bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Trong đó, khi bệnh ở giai đoạn đầu xạ trị là phương pháp đóng vai trò chính và hóa trị là liệu pháp chủ chốt nhất trong quá trình điều trị ung thư di căn. Đối với ung thư vòm họng thì vai trò của phẫu thuật sẽ ít hơn trong điều trị.
Sử dụng phương pháp xạ trị: đây là phương pháp chỉ định cho bệnh khi ở giai đoạn sớm hoặc tiến triển, như khối u vẫn ở trong giới hạn của vòm họng, chưa lây lan tới các tổ chức phần mềm của họng hay miệng hoặc hốc mũi, di căn hạch bạch huyết tại vùng.
Đối với phương pháp hóa trị: được chỉ định cho những trường hợp để bổ trợ cho xạ trị, nó có thể hóa xạ trị đồng thời, hoặc nó cũng có vai trò quan trọng đối với những ca ung thư di căn.
Phẫu thuật ung thư vòm họng (ảnh: internet)
Phẫu thuật: Phương pháp này sẽ được chỉ định trong một số ca đặc thù như hạch còn sót lại sau 2 tháng xạ trị.
Ung thư vòm họng giai đoạn 2 chữa được không và những trả lời thắc mắc mà chúng tôi vừa thông tin ở trên bài viết, các bạn có thể đọc, nghiên cứu thật kĩ mà chủ động lên kế hoạch điều trị đúng đắn cho bản thân. Bệnh nào cũng vậy, khi phát hiện điều trị sớm, kịp thời thì cơ hội và khả năng sống sẽ cao hơn là phát hiện muộn, để bệnh tới giai đoạn di căn vừa đau đớn lại vừa nguy hiểm.