Kế hoạch chăm sóc và theo dõi sức khỏe bệnh nhân sau điều trị ung thư

Kế hoạch chăm sóc và theo dõi sức khỏe bệnh nhân sau điều trị ung thư
Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân là một cách giúp người bệnh phục hồi sau điều trị ung thư. Chăm sóc ở đây bao gồm việc theo dõi tái phát, chế độ ăn uống giúp người bệnh phục hồi, quản lý tác dụng phụ...

Sau điều trị ung thư, dù là tích cực hay một kết quả khác thì việc chăm sóc vẫn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Khi quá trình điều trị ung thư kết thúc, bệnh nhân cần được chăm sóc để hồi phục và theo dõi những tác dụng phụ không mong muốn, đánh giác khả năng ung thư tái phát.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc và theo dõi cho bệnh nhân sau điều trị ung thư

Người nhà và các nhóm chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân cần cùng nhau phát triển một kế hoạch chăm sóc người bệnh. Việc làm này có thể bao gồm các bài kiểm tra thể chất định kỳ, xét nghiệm định kỳ dựa trên hướng dẫn y tế cụ thể của bác sĩ.

Việc xây dựng một kế hoạch chăm sóc giúp nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy tốt hơn khi họ quay trở về cuộc sống thường ngày. Bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.

1. Theo dõi tái phát sau điều trị ung thư

Theo dõi khả năng tái phát bệnh là một trong nhiều mục tiêu của chăm sóc sau điều trị ung thư. Ung thư hoàn toàn có thể quay trở lại sau quá trình điều trị, gọi là ung thư tái phát.

Ung thư tái phát xảy ra do tế bào ung thư còn xót lại sau điều trị (có thể do phẫu thuật không nhìn thấy khối u bằng mắt thường...) Các tế bào này có thể tăng số lượng cho đến khi chúng hiển thị trên kết quả xét nghiệm hoặc gây ra các triệu chứng cho người bệnh.

Bệnh nhân có khả năng tái phát ung thư hay không còn phụ thuộc vào loại ung thư được chẩn đoán ban đầu. Có những bệnh ung thư tiến triển chậm và gần như không có nguy cơ quay lại nếu đã điều trị thành công. Do vậy bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này mà hãy tập trung vào quá trình phục hồi.

Trong các lần tái khám, bác sĩ sẽ hỏi thăm bạn rất nhiều vấn đề và yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm, bài kiểm tra nhằm phát hiện những bất thường nếu có.

Mặc dù xét nghiệm trong những lần tái khám có thể không giúp cải thiện sức khỏe nhưng nó lại giúp bạn theo dõi được tiến triển của bệnh ung thư và biết rằng nó có đang quay lại hay không.

2. Quản lý tác dụng phụ

Hầu hết bệnh nhân đều gặp phải tác dụng phụ sau điều trị ung thư. Bệnh nhân vượt qua được một số tác dụng phụ lâu dài có khả năng sống sót cao hơn và lâu hơn. Một số tác dụng phụ khác có thể đến muộn hơn, đôi khi xuất hiện nhiều năm sau khi hóa xạ trị. Những tác dụng phụ do điều trị ung thư gây ra thường ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của người bệnh. 

Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về những phản ứng sẽ gặp phải sau khi kết thúc điều trị nhằm có phương án dự phòng kịp thời. Sau điều trị ung thư, bệnh nhân thường phải thực hiện một số xét nghiệm định kỳ nhằm kiểm tra tổng quát sức khỏe:

- Kiểm tra tuyến giáp hàng năm cho những người đã xạ trị vào đầu, cổ hoặc vùng họng

- Xét nghiệm chức năng phổi cho những người nhận bleomycin (Blenoxane) hoặc ghép tủy xương/ tế bào gốc. Xét nghiệm này sẽ cho thấy không khí trong phổi và tốc độ không khí ra - vào.

- Điện tâm đồ thường xuyên (EKG) cho những người được xạ trị vào ngực

- Kiểm tra vú thường xuyên với những phụ nữ đã xạ trị ở ngực khi còn trẻ.

- Các xét nghiệm hình ảnh định kỳ, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), xét nghiệm máu để theo dõi ung thư có tiến triển hoặc phát sinh thêm bệnh ung thư khác không. 

3. Giữ lại bệnh án

Bệnh án lưu giữ rất nhiều thông tin về chẩn đoán lẫn kế hoạch điều trị của bệnh nhân, có giá trị trong việc chăm sóc và phục hồi đến cuối đời.

Thông tin về bệnh án, kế hoạch điều trị và chăm sóc rất cần thiết cho những bác sĩ sẽ chăm sóc bạn về sau. Họ sẽ dựa vào những thông tin này để lên một kế hoạch phù hợp cho từng giai đoạn.

Một bản tóm tắt điều trị thường bao gồm:

- Thời gian chẩn đoán

- Loại ung thư mắc phải (giai đoạn, cấp độ, loại tế bào...)

- Ngày điều trị và các phương pháp điều trị (điều trị bằng phương pháp nào, liều lượng, chu kỳ...)

- Tác dụng phụ của phương pháp điều trị lên cơ thể bệnh nhân

- Kết quả của tất cả các phương pháp xét nghiệm

- Lịch trình kiểm tra cần thiết để đánh giá sức khỏe của bạn sau khi điều trị ung thư

- Rủi ro phát triển tác dụng phụ lâu dài của điều trị ung thư

Dịch: https://www.cancer.net/survivorship/follow-care-after-cancer-treatment/importance-follow-care


Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/



logo vietlife healthcare-done

Tác giả: Lê Cường