Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân và theo dõi sau điều trị ung thư buồng trứng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân và theo dõi sau điều trị ung thư buồng trứng
Không phải bệnh nhân ung thư buồng trứng nào sau điều trị, khối u sẽ biến mất hoàn toàn. Một số phụ nữ có thể được điều trị bằng hóa trị trong và ngoài trong nhiều năm. Do vậy việc cần làm là sống chung với căn bệnh này.

Đối với một số người bị ung thư buồng trứng, việc điều trị có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt tế bào ung thư một cách hoàn toàn. Việc phục hồi sau điều trị có thể là một khó khăn lớn đối với nhiều người bệnh. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi kết thúc điều trị, nhưng thật khó để không lo lắng về việc ung thư sẽ quay trở lại. (ung thư buồng trứng tái phát ) Điều này rất phổ biến đối với bệnh nhân ung thư.

Không phải bệnh nhân ung thư buồng trứng nào sau điều trị, khối u sẽ biến mất hoàn toàn. Một số phụ nữ có thể được điều trị bằng hóa trị trong và ngoài trong nhiều năm. Do vậy việc cần làm là sống chung với căn bệnh này.

1. Lập kế hoạch phục hồi sau điều trị ung thư buồng trứng

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc lên một kế hoạch chi tiết để phục hồi sau quá trình điều trị ung thư. Kế hoạch này có thể diễn ra như sau:

- Đề xuất lịch trình thăm khám, xét nghiệm định kỳ

- Phân tích các tác dụng phụ (tạm thời hoặc lâu dài)

- Chế độ dinh dưỡng và tập luyện

- Các xét nghiệm sàng lọc ung thư tái phát

2. Lịch trình theo dõi điển hình sau ung thư buồng trứng

Ngay cả khi bạn đã hoàn thành điều trị, bạn vẫn nên tái khám với bác sĩ trong nhiều năm sau đó. Khi khám định kỳ sau điều trị, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm các bài kiểm tra, xét nghiệm hoặc chụp x quang để phát hiện các tác dụng phụ và nguy cơ ung thư tái phát.

Một số tác dụng điều trị ung thư có thể kéo dài hoặc thậm chí có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm sau khi bạn kết thúc điều trị. Tần suất thăm khám định kỳ của mỗi bệnh nhân không giống nhau, tùy vào tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Bác sĩ của bạn có thể sẽ khuyên bạn nên khám sức khỏe và khám vùng chậu mỗi 2 đến 4 tháng trong vài năm đầu sau khi điều trị, sau đó cứ sau 3-6 tháng hoặc lâu hơn trong vài năm tới.

- Xét nghiệm hình ảnh

Xét nghiệm hình ảnh hay không sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư của bệnh nhân và các yếu tố khác. Quét CT, MRI hoặc PET  cũng có thể được thực hiện khi có bất kỳ triệu chứng hoặc các dấu hiệu liên quan khác.

- Xét nghiệm máu

Theo dõi ung thư buồng trứng thường bao gồm cả xét nghiệm máu để đánh dấu khối u hoặc nhận biết chúng có nguy cơ tái phát hay không. Việc lựa chọn làm xét nghiệm máu nào tùy thuộc vào loại ung thư mà phụ nữ mắc phải.

Đối với ung thư buồng trứng biểu mô, CA-125 là xét nghiệm thường xuyên được sử dụng nhằm phát hiện ung thư tái phát.

Tuy nhiên xét nghiệm này không quyết định đến việc điều trị của bạn có thành công hay không, đồng thời cũng không thể làm giảm các tác dụng phụ mà điều trị ung thư buồng trứng gây ra.

Các xét nghiệm nhận biết khối u ung thư phát triển, chẳng hạn như CA 19-9, CEA và HE-4, được sử dụng thường xuyên cho những bệnh nhân có mức CA-125 không bao giờ tăng. Đối với các khối u tế bào mầm, máu được xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP) và / hoặc gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Đối với ung thư cơ địa, việc kiểm tra mức độ hormone như estrogen, testosterone và chất ức chế đôi khi rất hữu ích.

3. Giữ bảo hiểm y tế và sổ khám 

Ngay cả sau khi điều trị, việc giữ bảo hiểm y tế là rất quan trọng. Các xét nghiệm và thăm khám bác sĩ tốn kém rất nhiều và mặc dù không ai muốn nghĩ rằng ung thư của họ sẽ quay trở lại nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Tôi có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng tiến triển hoặc quay trở lại không?

Nếu bạn đang bị (hoặc đã từng) ung thư buồng trứng, bạn có thể muốn biết liệu có những điều bạn có thể làm có thể làm giảm nguy cơ ung thư phát triển hoặc quay trở lại, chẳng hạn như tập thể dục, ăn một chế độ ăn nhất định. Tuy nhiên vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về việc ung thư buồng trứng có tiến triển hoặc quay trở lại hay không dù bạn áp dụng những thói quen lành mạnh như hút thuốc, ăn uống tốt, hoạt động thể chất thường xuyên, kiểm soát cân nặng... Tuy nhiên những thói quen này có thể tác động tích cực đến sức khỏe của người bệnh và đẩy lùi nguy cơ ung thư tái phát hoặc mắc các bệnh ung thư thứ 2.

4. Về chế độ ăn uống

Cho đến nay, việc bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn(bao gồm vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thảo dược) chưa được chứng minh là có giúp phòng ngừa ung thư buồng trứng tái phát hoặc tiến triển hay không. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh nhân ăn uống tùy tiện.

5. Làm gì khi ung thư buồng trứng tái phát?

Nếu ung thư tái phát vào một lúc nào đó, các lựa chọn điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u, phương pháp điều trị trước đây và sức khỏe hiện tại của bạn.

Những người đã bị ung thư buồng trứng vẫn có thể mắc các bệnh ung thư khác, do vậy bệnh nhân cần tầm soát và thăm khám thường xuyên.


Nguồn dịch:

https://www.cancer.org/cancer/ovarian-cancer/after-treatment/follow-up.html

Tác giả: TMH