Viêm phổi là căn bệnh mà nhiều người mắc phải vào mùa đông do tiếp xúc với không khí lạnh thường xuyên. Bệnh thường có ở những người có sức đề kháng yếu, đặc biệt là ở những người cao tuổi sau quá trình phẫu thuật.
Ở người cao tuổi sau phẫu thuật rất dễ gặp viêm phổi ở người già, các biến chứng hô hấp do họ hay bị tắcc đờm do thuốc ức chế phản xạ ho, thuốc an thần, thuốc ngủ và bị dịch trào ngược vào phổi.
Những người cao tuổi thường có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch của họ đã bị lão hóa kéo theo hệ hô hấp cũng kém đi làm suy giảm sự đề kháng với thời tiết thay đổi đột ngột và vi khuẩn, vi rút.
Thêm vào đó, họ còn mắc nhiều bệnh mãn tính làm suy giảm hệ miễn dịch như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đường,...và chúng là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi dễ dàng hơn.
Những bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật đều phải nằm im để hồi phục và tránh ảnh hưởng tới vết mổ. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ phải hạn chế trở mình, không được hoạt động mạnh nên có thể ứ đọng đờm dãi, khiến phản xạ ho suy giảm.
Kể cả bệnh nhân không phẫu thuật mà phải nằm nhiều do đặc thù của bệnh như bệnh đột quỵ, liệt cũng có khả năng mắc bệnh viêm phổi. Chính vì vậy mà bệnh nhân dễ dàng mắc các bệnh như loét điểm tì, viêm đường tiết niệu cũng như bệnh viêm phổi.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc hợp lý, chú ý vệ sinh răng miệng và mũi họng. Vấn đề tai mũi họng cần lưu tâm vì vệ sinh kém sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn. Bệnh nhân có bị viêm phổi nếu nhiễm khuẩn bệnh viện như tụ cầu, liên cầu, HI (Haemophilus influenza) trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Viêm phổi ở người già sau phẫu thuật cần được chăm sóc chu đáo. Cần lưu ý giữ ấm cho người bệnh, đặc biệt là các vùng cổ, ngực, hai bàn chân. Vào mùa đông không nên ra ngoài vào sáng sớm và tối muộn để tránh nhiễm lạnh vì đó là những thời điểm lạnh nhất.
Vấn đề dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Tùy từng giai đoạn mà cho bệnh nhân áp dụng những chế độ ăn uống khác nhau. Giai đoạn đầu nên ăn những đồ ăn lỏng hoặc bán lỏng để dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
Dần dần sau đó mới cho bệnh nhân ăn đặc khi cơ thể đã khỏe hơn. Người bệnh thường mệt mỏi dẫn tới chán ăn nên bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng.
Bệnh nhân nên uống nhiều nước vì nước có tác dụng làm loãng đờm. Nếu bị sốt, ta có thể cho người bệnh uống nước bù điện giải oresol, nước hoa quả, nước rau, đắp khăn mát để hạ nhiệt độ. Khuyến khích người bệnh ho để khạc đờm (dùng khăn giấy để che mũi miệng, quay mặt sang một bên khi khi ho, hắt hơi).
Nếu đã áp dụng những cách trên mà bệnh nhân vẫn không khỏi hoặc có những biểu hiện bất thường, thì cần thông báo cho bác sỹ và tái khám lại.