[Infographics] Nấm độc vào mùa: Tất tần tật những điều cần biết để an toàn

[Infographics] Nấm độc vào mùa: Tất tần tật những điều cần biết để an toàn
Đến hẹn lại lên, cứ vào mùa mưa và mùa xuân hàng năm các ca ngộ độc nấm độc lại tăng mạnh.

Ngộ độc nấm độc tuỳ từng mức độ nguy hiểm (độc tố mạnh - yếu) của loại nấm mà nạn nhân ăn phải sẽ có các biểu hiện và biến chứng khác nhau. Nếu không cấp cứu kịp thời, trường hợp nặng có thể bị tử v.ong.

Những điều cần biết về ngộ độc nấm độc

[Infographics] Nấm độc vào mùa: Tất tần tật những điều cần biết để an toàn - Ảnh 1.

Ảnh: Suckhoehangngay.vn

Thông thường, rất khó để chẩn đoán ngộ độc nấm độc. Khi thăm khám bác sĩ sẽ yêu cầu các thông tin liên quan tới triệu chứng và loại thực phẩm đã ăn gần nhất. Vì thế nếu được người nhà nạn nhân nên mang theo mẫu thức ăn mà nạn nhân đã ăn gần đây để hỗ trợ việc chẩn đoán được nhanh và chính xác hơn.

[Infographics] Nấm độc vào mùa: Tất tần tật những điều cần biết để an toàn - Ảnh 2.

Ảnh: Suckhoehangngay.vn

Các loại nấm độc phổ biến dễ gây nhầm lẫn với nấm ăn được

Nấm độc phát triển chủ yếu vào tháng mấy?

Thời điểm cuối mùa xuân, đầu mùa hè (vào từ tháng 4 đến tháng 5) với điều kiện thời tiết lý tưởng là mưa nhiều, ẩm thấp - các loại nấm dại sinh sôi phát triển mạnh trong giai đoạn này - bao gồm cả các loại nấm độc dễ gây tử v.ong cho người ăn.

[Infographics] Nấm độc vào mùa: Tất tần tật những điều cần biết để an toàn - Ảnh 3.

Ảnh: Suckhoehangngay.vn

[Infographics] Nấm độc vào mùa: Tất tần tật những điều cần biết để an toàn - Ảnh 4.

Ảnh: Suckhoehangngay.vn

Phân biệt nấm độc với nấm ăn như thế nào?

Có nhiều cách để phân biệt nấm độc và nấm ăn, dựa trên màu sắc, hình dáng, mùi,... Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ nên rất khó để có thể phán đoán được nấm độc và nấm ăn có các hình dáng tương tự nhau nếu không có kiến thức và kinh nghiệm.

Dưới đây là một số cách phân biệt chính:

- Màu sắc nấm

Phần lớn nấm độc có màu đỏ, cam, vàng,... là các màu sặc sỡ. Quan sát mũ nấm có thể thấy các màu sắc sặc sỡ cùng các đốm đỏ, đen hoặc thân nấm có các vết vằn nứt.

Ngược lại thì nấm ăn có màu đơn giản hơn, đa phần là nấm có mũ màu đen, xám hoặc trắng (Dễ nhầm lẫn với nấm mũ trắng rất độc).

- Ngửi bằng mũi

Khi ngắt nấm độc, thân cây nấm thường có một lớp mủ nhựa chảy ra có mùi hắc, đắng, khó ngửi - khác hoàn toàn với nấm ăn được có mùi thơm nhẹ hoặc không có mùi.

- Quan sát hình dạng cây nấm

Đa phần nấm độc sẽ có các lá tia nằm bên dưới mũ nấm có màu trắng. Với nấm ăn được thì lá tia này thường có màu nude (màu da) hoặc màu nâu.

Bên cạnh đó, nấm độc thường có các lớp vẩy màu sáng hoặc tối nhìn như các vết đốm; trên thân nấm độc có một lớp vòng tròn bao quanh phần dưới của mũ nấm.


Tác giả: Allen