Huyết áp thấp là bao nhiêu? Những điều cần biết về huyết áp thấp

Huyết áp thấp là bao nhiêu? Những điều cần biết về huyết áp thấp
Huyết áp thấp tuy không được nhắc tới nhiều như huyết áp cao nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.

Các căn bệnh về huyết áp, dù là huyết áp cao hay huyết áp thấp đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Với một số người, huyết áp thấp có thể không gây ra vấn đề gì, nhưng đối với một số đối tượng khác, huyết áp thấp là bao nhiêu có thể dẫn tới nhiều biến chứng trầm trọng, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.

Các bác sĩ cho biết một người có chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Huyết áp thấp, hay còn được gọi là chứng giảm huyết áp chỉ một số người có mức huyết áp thấp hơn bình thường. Nhìn chung, huyết áp thấp ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, không được chủ quan với huyết áp thấp vì nó có thể gây ra một số tình trạng nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị choáng, ngất...

1. Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Vậy chỉ số huyết áp bao nhiêu là thấp? Các bác sĩ cho biết huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg. Cần lưu ý rằng kết quả này đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi mới chính xác nhất.

Cụ thể, các trường hợp bị huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp ở mức 90 / 60mmHg hoặc thấp hơn. Nói cách khác, khi đo chỉ số huyết áp, huyết áp thấp sẽ được chẩn đoán trong những trường hợp sau:

- Nếu số trên cùng chỉ 90 hoặc ít hơn (bất kể số dưới cùng) thì có thể là huyết áp thấp.

- Nếu số dưới cùng là 60 hoặc ít hơn (bất kể số trên cùng) thì rất có thể mắc chứng huyết áp thấp.

Huyết áp thấp là bao nhiêu? Những điều cần biết về huyết áp thấp - Ảnh 1.

Những người mắc chứng huyết áp thấp là những người có chỉ số huyết áp ở mức 90/60mmHg hay thấp hơn- Ảnh Internet.

Huyết áp thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như đau thắt ngực, nhồi, máu cơ tim, suy thận... Điều nguy hiểm là với một số đối tượng, triệu chứng của huyết áp thấp không thật sự rõ ràng.

Chính vì vậy, việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những trường hợp có tiền sử mắc các bệnh về huyết áp.

2. Phòng ngừa huyết áp thấp bằng cách nào?

Như vậy, một người được chẩn đoán là huyết áp thấp là khi có chỉ số huyết áp trong cơ thể dưới 90/60 mmHg. Điều đáng lo ngại là căn bệnh huyết áp thấp này ngày càng trở nên phổ biến và gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hơn nữa, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.

,Vì thế, việc tìm hiểu biện pháp phòng ngừa bệnh huyết áp thấp đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe của người bệnh. Theo đó, bên cạnh việc chú ý theo dõi chỉ số huyết áp của mình để biết được bản thân có mắc huyết áp thấp hay không, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp như sau:

Huyết áp thấp là bao nhiêu? Những điều cần biết về huyết áp thấp - Ảnh 3.

Cơ thể cần uống đủ nước mỗi ngày, đây là cách giúp phòng ngừa huyết áp thấp hiệu quả - Ảnh Internet

- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày, hạn chế bia, rượu.

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt chú ý bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau. Lưu ý không ăn quá nhạt, đối với những người đang có chỉ định dùng thuốc lợi tiểu cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên về điện giải.

- Khi chuyển đổi tư thế cần tiến hành một cách nhẹ nhàng, từ từ, không ngồi với hai chân bắt chéo.

- Ăn các bữa ăn nhỏ, hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, mì ống và bánh mì.

- Ngủ đủ giấc mỗi ngày.

- Tập luyện thể thao điều độ.

Thông tin về huyết áp thấp là bao nhiêu ở trên có thể giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và huyết áp để tình trạng bệnh không gây ra những nguy hiểm tới sức khỏe.


Tác giả: Ngọc Điệp