Huyết áp được hiểu là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo bởi sức co bóp của tim để đẩy máu vào hệ thống mạch máu và sự co giãn của thành mạch. Khi tim co bóp, nó đã đẩy một lượng máu vào động mạch và tạo một áp lực lên thành động mạch. Áp suất này làm cho máu chảy tới tất cả các bộ phận của cơ thể.
Như vậy, nếu không có huyết áp, máu sẽ không thể lưu thông được đến các cơ quan trong cơ thể.
>>> Tìm hiểu chi tiết: Huyết áp cao là gì?
Huyết áp tâm thu/tâm trương dưới 120/80 mmHg.
Huyết áp tâm thu/tâm trương dưới 140/90 mmHg
Có ba loại tăng huyết áp:
- Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu/tâm trương là 140 – 159/90 - 99 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu/tâm trương là 160 – 179/100 – 109 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu/tâm trương trên 180/110 mmHg.
Huyết áp cao là bao nhiêu? Câu trả lời nằm ở ba độ tăng huyết áp (Ảnh: internet)
Khi đo, huyết áp sẽ hiển thị hai con số. Phía trên là số systolic – huyết áp tâm thu (áp lực trong mạch máu khi tim co bóp). Phía dưới là số diastolic - huyết áp tâm trương (áp suất trong động mạch khi tim bạn nghỉ giữa nhịp đập).
Hai số này cho biết liệu huyết áp của bạn có khỏe mạnh hay không. Tâm thu (130 và hơn) hoặc tâm trương (80 trở lên) có thể tính là huyết áp cao. Nhưng chỉ số khoẻ mạnh khác nhau đối với người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai.
Cụ thể như sau:
- Với người lớn, huyết áp cao là bao nhiêu?
Huyết áp tâm thu dưới 120 và huyết áp tâm trương dưới 80 được coi là bình thường ở người lớn. Huyết áp tâm thu từ 120 đến 129 và huyết áp tâm trương dưới 80 được coi là huyết áp cao. Với những người bị cao huyết áp, bác sĩ có thể đề nghị ăn ít muối, ăn uống lành mạnh hơn.
- Với trẻ em, huyết áp cao là bao nhiêu?
Huyết áp cao cũng có thể ảnh hưởng từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên. Khác với người lớn, chỉ số phù hợp với trẻ em dựa vào tuổi, chiều cao và giới tính của mỗi bé.
Tùy theo chỉ số cân nặng và độ tuổi mà với trẻ em huyết áp cao là bao nhiêu mới có thể xác định (Ảnh: Internet)
Với bà bầu, huyết áp cao là bao nhiêu?
Huyết áp cao có thể xảy ra trong thai kỳ. Huyết áp tâm thu hơn 140 và huyết áp tâm trương hơn 90 được xem là cao. Huyết áp bình thường trong thai kỳ là khi huyết áp tâm thu thấp hơn 120 và huyết áp tâm trương dưới 80.
Hầu hết những người bị tăng huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi huyết áp ở mức nguy hiểm cao. Một số người có triệu chứng huyết áp cao dưới đây.
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Mờ mắt
- Đau ngực
- Khó thở
- Mệt mỏi khi gắng sức
90-95% tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Khoảng dưới 10% số người bị tăng huyết áp là do một bệnh hoặc yếu tố nào đó gây ra như:
- Xơ vữa động mạch.
- Bệnh lý về tim.
- Vấn đề về thận.
- Các bệnh lý về nội tiết.
- Một số khiếm khuyết trong các mạch máu (bẩm sinh).
- Do nhiễm độc thai nghén.
- Do yếu tố tâm thần như lo lắng, sợ sệt quá mức.
- Một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc trị cảm lạnh, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau toa và một số loại thuốc theo toa.
- Tuổi tác: Đa phần bệnh huyết áp cao đều xảy đến ở những người cao tuổi, khi chức năng của tim mạch và huyết áp bắt đầu suy giảm, chế độ ăn uống hàng ngày đã nạp quá nhiều chất béo độc hại, dư thừa choresterol
- Chủng tộc
- Lịch sử gia đình
- Thừa cân hoặc béo phì
- Không vận động
- Sử dụng thuốc lá
- Ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn uống
- Uống quá nhiều rượu
- Căng thẳng
- Một số bệnh mãn tính
- Phụ nữ mang thai góp phần làm tăng huyết áp.