Hút thuốc lá thụ động là việc bạn hít phải khói thuốc từ đầu của điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc từ miệng của người hút thuốc nhả ra bên ngoài môi trường.
Khói thuốc lá được phân loại thành 2 dạng (dòng) chính bao gồm:
- Khói chính (gọi là MS1): là khói thuốc mà người hút hít vào và từ gốc của điếu thuốc thải ra
- Khói phụ (gọi là SS2): bao gồm khói do người hút thuốc nhả ra bên ngoài và khói từ đầu điều thuốc lá đang cháy.
Sự kết hợp của dạng khói chính và dạng khói phụ của khói thuốc lá được gọi là khói thuốc (SHS 3) hay gọi là khói thuốc trong môi trường (ETS 4). Khói thuốc môi trường (ETS) được biết là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói được người hút thở ra của dòng khói chính và cũng như những chất tạp nhiễm bị khuếch tán qua phần giấy quấn của điếu thuốc lá cùng đầu điếu thuốc giữa những lần hút.
Dòng ETS khá giống với MS. ETS bao gồm khoảng hơn 3800 các loại hoá chất còn SS lại còn nhiều hỗn hợp chất độc hại - là nguyên nhân gây ra ung thư mạnh hơn, nó được tính toán là độc hơn tới tận 4 lần so với dòng MS, mặc dù là khi chúng tồn tại ở thể loãng hơn.
Cơ chế diễn ra như vậy là do dòng SS thường bị pha trộn tạp nhiễm hơn so với MS, còn SS lại có kích thước phân tử của các hạt nhỏ hơn, vì thế mà nó có nguy cơ tiến vào các cơ quan, tổ chức của phổi sâu hơn.
Dòng SS có chứa một lượng chất độc hại và gây ung thư bao gồm: Nitrosamine hơn 10 - 30 lần, ít nhất gấp 3 lần so với Carbon monoxide (CO5), Amoniac hơn 15 - 300 lần.
Hay nói cách khác việc hút thuốc lá thụ động ảnh hưởng tới cả sức khoẻ của người hút thuốc và người hít phải do tính chất độc hại tương đương nhau. Đôi khi mức độ hoá chất tìm thấy ở dòng khói phụ ở nhiều trường hợp cao hơn nhiều lần dòng khói chính. Ví dụ như trong một điếu thuốc thì khói thuốc phụ chứa hàm lượng ammonia, acrolein, carbon monoxide, nicotine và các chất gây ung thư nhiều hơn khói thuốc chính.
Theo số liệu thống kê trên thanhnien.vn cho biết thì trên thế giới, có đến 1/3 số người trưởng thành đang tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở những nơi như nhà hay ở nơi làm việc một cách thường xuyên.
Tại Châu Âu, khoảng 14% những người không có thói quen hút thuốc lá lại phải tiếp xúc với khói thuốc lá tại nhà, khoảng 1/3 nhóm những người trưởng thành thì phải tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động tại nơi làm việc của họ.
Tại Canada, có khoảng 25% những người không có thói quen hút thuốc lá lại thường xuyên pahir tiếp xúc với khói thuốc lá ở nhà, ở trong xe, hoặc ở khu vực công cộng.
Và tại Việt Nam, khoảng 71,3% những người không hút thuốc lá (tương đương khoảng 33 triệu người) đang bị hút thuốc lá thụ động tại nhà, khoảng 55,9% những người lao động (tương đương khoảng hơn 5 triệu người) tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc.
Một số khu vực có thể có nhiều khói thuốc như:
- Nơi làm việc: Đây là nơi phát sinh việc hút thuốc lá thụ động ở người lớn.
- Nơi công cộng: bao gồm các nhà hàng, trung tâm thương mại, công viên, ... nhìn chung là ở những nơi không cấm hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động xảy ra với mọi đối tượng, bao gồm người già, người lớn và trẻ nhỏ.
- Ở nhà: Nếu gia đình bạn có người hút thuốc lá hoặc thường xuyên có người hút thuốc lá trong nhà thì bạn vẫn có nguy cơ bị hút thuốc lá thụ động. Đặc biệt là khói thuốc trong môi trường bí một thời gian dài có thể ám vào các đồ vật gia đình.
Tình trạng hút thuốc lá thụ động cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em, khi mà phổi của trẻ chưa phát triển một cách hoàn thiện nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với các chất kích thích và các hoá chất độc hại có trong khói thuốc.
Vào năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã ước tính rằng có tới 700 triệu trẻ em, tương đương với gần một nửa số trẻ em trên toàn thế giới (lúc bấy giờ) bị hít thở trong bầu không khí ô nhiễm bởi khói thuốc và đặc biệt có tới gần 170.000 trẻ em tử vong do những bệnh có liên quan đến thuốc lá mỗi năm.
Một số vấn đề mà trẻ có thể gặp phải khi tiếp xúc với khói thuốc, đặc biệt là một thời gian dài như suy giảm chức năng phổi, chức năng hô hấp, nguy cơ đột tử,... Cụ thể như sau:
- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê thì tỷ lệ đột tử ở trẻ em/trẻ sơ sinh do bị phơi nhiễm với khói thuốc lá khi trong quá trình bào thai cao hơn trẻ em khác từ 1,4 cho đến 8,5 lần.
- Cân nặng khi sinh thấp: nếu trẻ còn đang ở dạng bào thai mà mẹ bầu hút thuốc lá thụ động con sinh ra có thể nhẹ cân hơn so với trẻ khác khoảng 200gram.
- Các vấn đề về hô hấp
+ Viêm đường hô hấp cấp tính
Đây là thể bệnh phổ biến nhất đối với trẻ em trong thời kỳ thơ ấu. Bệnh về đường hô hấp được chia thành các vấn đề liên quan tới đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (bao gồm: viêm thanh quản, bị viêm phế quản hay viêm phổi).
Một khi khói thuốc từ đường dẫn khi tới các phế nang của phổi có thể sinh ra các bệnh hô hấp cấp tính, đồng thời nếu trong thời gian dài phổi sẽ bị tăng viêm và phù nề nặng hơn. Nguy cơ này càng cao hơn khi trong gia đình có người hút thuốc.
+ Vấn đề hô hấp mãn tính
Các vấn đề liên quan tới bệnh đường hô hấp mãn tính bao gồm ho nhiều, trẻ có nhiều dãi hay đờm, bị thở khò khè. Có rất nhiều các nghiên cứu về dịch tễ học đã chỉ ra rằng việc hút thuốc lá thụ động ở trẻ làm tăng nguy cơ có các dấu hiệu kể trên. Cụ thể với trẻ sơ sinh có bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ hút thuốc sẽ có nguy cơ bị những chứng hô hấp mãn tính cao gấp 1.2 - 1.5 lần so với các trẻ bình thường có bố mẹ không hút thuốc khác.
- Viêm tai giữa (tái phát và mãn tính), viêm amidan phải cắt
- Chảy mủ tai mãn tính
- Hen và hen tái phát. Việc hút thuốc lá thụ động được chứng minh là làm tăng khoảng 30% trường hợp bị hen ở trẻ nhỏ và làm tăng lên tỷ lệ mắc những triệu chứng như ho, thở khò khè, họng có đờm, thở nông ở trẻ độ tuổi đang đến trường lên tới khoảng 30%.
- Suy giảm và ảnh hưởng tới sự phát triển chức năng phổi. Nếu mẹ bầu hút thuốc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng phổi của bé trong suốt giai đoạn thơ ấy. Một vài nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng việc hút thuốc lá thụ động sau khi sinh sẽ làm suy giảm chức năng phổi của bé.
Một kết quả tổng hợp nghiên cứu kết luận rằng nếu trẻ hút thuốc lá thụ động sẽ bị giảm 4,8% tỷ suất thở ra ở giữa kỳ và giảm 4,3% tỷ suất thở ra ở cuối kỳ.
Việt Nam hay rất nhiều quốc gia khác trên thế giới đều có tỷ lệ nam giới hút thuốc nhiều nhất. Do vậy mà hút thuốc lá thụ động thuộc nhóm đối tượng phụ nữ và trẻ em. Những vấn đề sức khoẻ do hút thuốc lá thụ động ở người lớn bao gồm:
- Các bệnh về tim mạch như động mạch vành, xơ vữa động mạch. Theo nhiều thống kê thì hút thuốc lá thụ động làm tăng từ 25% tới 30% nguy cơ bị mắc bệnh hay tử vong do bệnh tim mạch ở cả nam giới và nữa giới.
- Kích thích đường hô hấp
- Tăng nguy cơ ung thư như ung thư phổi, ung thư vòm họng,.. Ví dụ như người hút thuốc lá thụ động có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn 20 - 30% người không hút thuốc hay hít phải khói thuốc.
Nếu chẳng may bị hít phải khói thuốc lá hay sống trong môi trường có khói thuốc lá một thời gian dài bạn có thể tham khảo những phương pháp giải độc cơ thể dưới đây:
- Bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống
Nhiều nhà khoa học cho rằng việc tiếp xúc với các chất độc hại trong khói thuốc sẽ khiến cơ thể bị mất đi rất nhiều các loại vitamin hay khoáng chất như vitamin A, vitamin B, C, D,.. các khoáng chất như kẽm, selen, crom,.. Nên việc bổ sung chúng bằng chế độ ăn để hoá giải độc tố do khói thuốc gây ra.
- Detox cho cơ thể, detox phổi bằng đồ uống như nước cam, chanh, cà rốt, nước ép bưởi,..
Theo tờ Siver Post thì:
+ Nước ép cà rốt ngoài công dụng đẹp da thì nó còn có tác dụng giúp làm kiềm hóa máu đồng thời vô hiệu hóa tác hại của nicotin và các chất độc có trong thuốc lá.
+ Nhai một miếng gừng tươi vào mỗi ngày sẽ giúp bạn dọn sạch, thông thoáng đường hô hấp và giúp loại bỏ nhiều độc tố do tiếp xúc với khói thuốc lá ra khỏi phổi.
...
- Chống sự tích tụ cholesterol
- Cho mình một khoảng nghỉ sau khi phải tiếp xúc với khói thuốc lá bằng cách tránh ra những nơi đang có khói thuốc ra.
Tuy nhiên điều tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ chính là tránh xa những nguồn khói thuốc. Ví dụ như:
- Đối với nơi làm việc nên cấm hút thuốc, làm sạch hệ thống thông gió và lọc khí
- Chọn những nơi ăn uống, vui chơi,.. có biển "cấm hút thuốc" đặc biệt là khi cho trẻ em ra ngoài, đi chơi hay đi học
- Khuyên người thân, đồng nghiệp bỏ thuốc lá chính là cách giảm thiểu bệnh tật tốt nhất!.