Hướng dẫn xử trí và điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính

Hướng dẫn xử trí và điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính
Các triệu chứng của đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường diễn biến khá nhanh và nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó việc xử trí và điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính nhanh chóng, chính xác là vô cùng quan trọng. Dưới đây là tổng quan về một số phương pháp xử trí và điều trị COPD cơ bản.

Các triệu chứng của đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường diễn biến khá nhanh và nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng.

1. Xử trí đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính

Các triệu chứng của COPD thường rất nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, trước khi tiến hành điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính thì người bệnh cần được xử trí ban đầu để đảm bảo an toàn.

Khi bệnh nhân có các yếu tố sau thì cần được chỉ định nhập viện để xử trí đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính kịp thời, hiệu quả:

- Bệnh nhân tuổi cao, mắc kèm các bệnh lý nặng khác.

Hướng dẫn xử trí và điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 2.

Với bệnh nhân tuổi cao mắc COPD cần phải có sự can thiệp y tế cẩn thận (Ảnh: Internet)

- Các triệu chứng COPD gia tăng rõ rệt, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng mới như phù ngoại vi và tím tái.

- Nhịp tim rối loạn.

- Bệnh nhân không được hỗ trợ đầy đủ tại nhà hoặc không đáp ứng với những điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính ban đầu tại nhà.

Nguyên tắc xử trí đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính chính là giúp bệnh nhân khai thông đường thở, đảm bảo máu có đủ oxy, kiểm soát các bệnh lý đi kèm và dự phòng biến chứng.

Xử trí đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính thường bao gồm:

- Giãn phế quản nhanh tại chỗ bằng cách dùng thuốc cường bêta-2 giao cảm. Có thể dùng kết hợp với các thuốc ức chế phó giao cảm dạng xịt hoặc khí dung để tăng hiệu quả và đẩy nhanh tác dụng.

- Nếu COPD có bội nhiễm thì cần dùng kháng sinh, giúp giảm lượng đờm mủ, khai thông đường thở.

Hướng dẫn xử trí và điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 3.

Trong trường hợp COPD bội nhiễm sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh (Ảnh: Internet)

- Cho bệnh nhân thở máy nếu cần thiết. Nếu suy hô hấp nguy kịch thì có thể thực hiện thông khí cơ học xâm lấn.

- Dùng thuốc vận mạch nếu huyết động học không ổn định.

2. Các phương pháp điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính

2.1. Thay đổi lối sống

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng vô cùng lớn đến triệu chứng COPD. Để kiểm soát và điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả, bệnh nhân cần phải duy trì lối sống lành mạnh:

- Bỏ hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với những người hút thuốc lá.

>> Làm cách nào để người bị COPD có thể cai thuốc lá hiệu quả?

- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng.

- Tăng cường tập thể dục sẽ giúp phổi hoạt động tốt hơn, các cơ hô hấp khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên do mắc bệnh liên quan tới đường hô hấp nên mức độ tập luyện của người bệnh cũng cần lưu ý. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các bài tập cho người bị COPD và mức độ luyện tập TẠI ĐÂY.

2.2. Phục hồi chức năng phổi

Để đơn giản, có thể hiểu đây là một chương trình điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính được cá nhân hóa, hướng dẫn bệnh nhân học cách thở tốt hơn. 

Đi kèm là các tư vấn về lối sống, tập thể dục và dinh dưỡng. Việc này cần có sự hỗ trợ của các y bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu, nhà trị liệu hô hấp và chuyên gia dinh dưỡng.

2.3. Điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính bằng thuốc

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính phù hợp. Các loại thuốc thường dùng nhất là:

- Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hạn: Thuốc thường ở dạng xịt hoặc hít, có tác dụng mở rộng các cơ quanh đường thở và giảm ho, khó thở. Thuốc có hiệu quả từ 4 - 6 giờ.

- Thuốc giãn phế quản tác dụng dài hạn: Thuốc cũng có tác dụng thông đường thở và giảm ho nhưng tác dụng kéo dài trên 12 giờ.

- Steroid: Thuốc thường ở dạng hít, giúp đường thở giảm sưng. Khi triệu chứng COPD nặng thì thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng steroid dưới dạng viên uống để tăng hiệu quả điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính.

Hướng dẫn xử trí và điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh 4.

Steroid dạng hít được dùng để điều trị đợt cấp COPD (Ảnh: Internet)

- Chất ức chế phosphodiesterase-4 (PDE-4): Thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng COPD nghiêm trọng. Thuốc giúp giãn phế quản kéo dài, mở đường hô hấp, giảm sưng phổi.

- Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt vi khuẩn, điều trị bội nhiễm, làm giảm các triệu chứng COPD.

2.4. Liệu pháp oxy

Liệu pháp oxy chính là phương pháp cho bệnh nhân thở máy hoặc thở bình oxy. Khi COPD diễn tiến nghiêm trọng, phổi không nhận đủ không khí. nồng độ oxy trong máu xuống quá thấp thì liệu pháp oxy chính là lựa chọn tốt nhất để điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính.

Nếu khó thở nghiêm trọng, bệnh nhân bị suy hô hấp kịch thì có thể cần đặt nội khí quản. Ống thở sẽ được đưa vào miệng và đi xuống khí quản. Sau đó ống thở sẽ được kết nối với máy thở để đẩy không khí vào phổi. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc để giảm sự khó chịu.

2.5. Phẫu thuật điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính

Khi bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính khác, triệu chứng COPD ngày càng nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật:

- Phẫu thuật giảm thể tích phổi: Là phương pháp điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính bằng cách cắt bỏ các khoảng không khí lớn và bất thường, các khu vực phổi bị tổn thương nặng.

- Ghép phổi: Là phương pháp điều trị đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính áp dụng cho những bệnh nhân bị tổn thương phổi nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ cắt bỏ phổi của bệnh nhân và thay thế bằng một phổi khỏe mạnh từ người hiến tặng.

Nguồn dịch: https://www.webmd.com/lung/copd/what-are-treatments-for-copd


Tác giả: Mai Nhung