Hướng dẫn tập thể dục cho bệnh nhân ung thư sau điều trị

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Hướng dẫn tập thể dục cho bệnh nhân ung thư sau điều trị
Tập thể dục sau điều trị ung thư là cách tốt nhất để bệnh nhân giảm bớt các tác dụng phụ, đau đớn và mệt mỏi, đây cũng là phương pháp an toàn giúp giải tỏa lo âu ở bệnh nhân ung thư.

Mặc dù không có hướng dẫn chung về việc tập thể dục sau điều trị ung thư. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục là an toàn và hữu ích cho bệnh nhân ung thư, nhất là sau quá trình điều trị.

Tập thể dục cho người bệnh sau điều trị ung thư

Bởi có rất nhiều bệnh ung thư và mỗi bệnh ung thư lại có hướng điều trị khác nhau, do vậy không có một hướng dẫn chung cho mọi bệnh nhân. Bài viết sắp tới đây chỉ mang tính tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ loại bài tập nào để đảm bảo sự an toàn đến sức khỏe của bạn.

1. Thời gian tập luyện

Thông thường, các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư nên tập luyện 30 phút mỗi ngày và tập 5 ngày/ 1 tuần với nhịp độ vừa phải như đi bộ.

Cường độ hoạt động này là hữu ích cho mọi người ngay cả trong khi quá trình điều trị. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân sẽ có những lưu ý tập luyện khác nhau và bạn nên điều chỉnh tập luyện cho đến khi cơ thể cảm thấy khỏe mạnh hơn, các chỉ số thể trạng tốt hơn.

Tập thể dục không những tốt cho người bệnh mà nó còn giúp cải thiện chất lượng sống của người khỏe mạnh và giúp tinh thần cảm thấy tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy, tập thể dục có thể làm tăng tốc độ phục hồi sau điều trị ung thư, giảm căng thẳng và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng, cải thiện thể trạng.

2. Tác dụng của tập thể dục đối với bệnh nhân sau điều trị ung thư

- Cải thiện tâm trạng cho bệnh nhân ung thư

Đa số bệnh nhân mắc ung thư đều dễ bị rơi vào trạng thái trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị ung thư vú sẽ ít lo lắng hoặc giảm trầm cảm nếu tập trung tập thể dục trong 30 phút, 4 lần mỗi tuần. Phụ nữ càng sớm bắt đầu tập thể dục sau điều trị càng cảm thấy tâm trạng và thể lực tốt hơn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng có tới 4 trên 10 phụ nữ bị trầm cảm một năm sau khi chẩn đoán nên tập thể dục có thể hữu ích cho việc này.

- Giảm các triệu chứng mệt mỏi do ung thư gây ra

Một số nghiên cứu đã xem xét liệu tập thể dục có thể giúp giảm triệu chứng mệt mỏi trong điều trị ung thư hay không. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tuyển 38 người điều trị bằng xạ trị cho ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Họ yêu cầu một nửa trong số họ thực hiện theo một chương trình tập thể dục tại nhà vừa phải. Sau 4 tuần, nhóm này đã thực hiện hơn 10.000 bước được khuyến nghị cho những người khỏe mạnh.

Một nghiên cứu cũng đã thực hiện tại những bệnh nhân đang điều trị tích cực tại bệnh viện. Những người tập thể dục cảm thấy đã bớt mệt mỏi hơn trước đó. Do vậy có thể thấy rằng, bị ung thư không có nghĩa là ngừng tập thể dục. Mệt mỏi và thể chất yếu có thể được khắc phục bằng tập thể dục.

- Phòng tránh loãng xương

Tập thể dục không có nghĩa là phải chạy bộ, bạn có thể tập những gì mà mình thích như chèo thuyền, bơi lội, đi bộ... Những loại bài tập này có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh loãng xương. Loãng xương thường là mối lo ngại của nhiều phụ nữ sau mãn kinh hoặc phụ nữ bị ung thư liên quan đến hormone.

3. Khi nào không nên tập thể dục?

- Không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có thể tập thể dục, trong một số trường hợp đặc biệt cần tránh việc vận động. Ví dụ như bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa hoặc ung thư di căn vào xương - lúc này bạn không nên tập nặng mà chỉ vận động nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi khối u ung thư ảnh hưởng đến xương như di căn vào xương, ung thư xương nguyên phát... Bạn có thể phải đối diện với nguy cơ bị gãy xương hoặc mất xương vĩnh viễn. Do vậy cần tránh đặt quá nhiều áp lực lên xương. Người bệnh có thể thử bơi lội hoặc tập thể dục nhẹ nhàng vì nước hỗ trợ trọng lượng cơ thể để xương không chịu nhiều áp lực.

Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga cũng rất tốt cho những nhóm không được vận động nặng.

- Khả năng miễn dịch thấp: Những người có khả năng miễn dịch thấp do điều trị cần tránh tập thể dục trong các phòng tập thể dục công cộng. Bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc y tá chăm sóc về việc tập chung với những người khác ở nơi đông người

- Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Một số người bị mất cảm giác hoặc bị kim châm ở tay và chân do tác dụng phụ điều trị ung thư. Đây được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Nếu bạn gặp tình trạng này, tốt nhất là nên đạp xe tại chỗ thay vì các bài tập mang trọng lượng khác.

- Bệnh nhân bị ung thư vú nên tập chậm rãi

4. Lời khuyên

- Nếu bệnh nhân đang điều trị hoặc sau điều trị ung thư, bạn nên tập thể dục để cảm thấy tốt hơn, tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ thể.

- Nếu bạn chưa tập thể dục, cần thực hiện hoặc tăng mức độ này. Nếu bạn tập quá nhiều trong một ngày, cơ thể sẽ bị mỏi hoặc đau vào ngày hôm sau. Do vậy cần nâng mức độ tập luyện từ từ.

Dịch: https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/laryngeal-cancer/treatment/surgery/preparing-for-surgery


Tác giả: Thắng Lê