Khi sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em cần lưu ý về tư thế hay phương pháp gây nôn phù hợp để không gây phản tác dụng tới sức khoẻ của trẻ.
- Cho trẻ ngừng ăn uống ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,... Sau đó nhanh chóng thực hiện sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em.
- Gây nôn cho trẻ để cơ thể tống hết thức ăn có chứa độc tố ra ngoài.
Các bậc phụ huynh có thể gây nôn bằng cách cho trẻ uống nhiều nước ấm hoặc nước muối pha loãng để tạo cảm giác đầy bụng, kích thích nôn. Sau đó dùng ngón tay hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi ngoáy sâu vào họng. Phản xạ co thắt vùng hầu họng sẽ khiến trẻ nôn trớ.
Khi gây nôn cần cho trẻ nằm thấp đầu, đầu hơi nghiêng về một bên. Bước này sẽ giúp tránh được trường hợp chất nôn bị sặc lên mũi hoặc xuống phổi, gây nguy hiểm cho trẻ.
Trong quá trình trẻ nôn, luôn lấy khăn lau chùi sạch sẽ cho trẻ. Khi trẻ nôn xong, cho trẻ súc miệng lại bằng nước ấm để làm sạch miệng và xua tan vị khó chịu trong miệng trẻ.
- Sau khi gây nôn xong, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp.
- Trẻ em có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nặng hơn các đối tượng khác. Nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của chúng chưa tốt trong việc chống lại vi trùng. Thêm vào đó, chúng không có nhiều axit dạ dày. Mà axit dạ dày không chỉ có tác dụng phân hủy thức ăn mà còn có thể tiêu diệt vi trùng - tác nhân gây ngộ độc.
Do đó, việc sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em cần được thực hiện nhanh nhất có thể.
- Giải thích nhanh cho trẻ hiểu trước khi gây nôn để tránh trường hợp trẻ quá khó chịu, hoảng sợ. Khi gây nôn cho trẻ cần chú ý nhẹ nhàng để không làm trầy xước và tổn thương vùng miệng.
- Không thực hiện gây nôn ở trẻ sơ sinh, trẻ còn quá nhỏ. Hoặc trẻ có triệu chứng trầm trọng, đang lơ mơ, không tỉnh táo. Ở những trường hợp này, khi thấy dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cần đưa trẻ đi cấp cứu khẩn cấp.
- Trong quá trình gây nôn, nếu trẻ bị sặc lên mũi, bố mẹ cần ngay lập tức dùng miệng hút chất nôn ra cho trẻ. Tránh cho trẻ bị ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.
- Đối tượng trẻ em thường có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nặng. Cơ thể cũng dễ bị mất nước do nôn và tiêu chảy. Mất nước có thể dẫn đến mất điện giải, trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn,... gây nguy hiểm cho tính mạng.
Chính vì vậy, sau khi sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám. Dù các triệu chứng đã lui và không có dấu hiệu nguy hiểm. Bác sĩ sẽ quyết định trẻ cần điều trị tại viện hay có thể tự chăm sóc tại nhà. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho cha mẹ cách chăm sóc trẻ phù hợp và đúng đắn nhất.
- Trong trường hợp trẻ có triệu chứng tiêu chảy, không cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào để ngăn tiêu chảy. Tiêu chảy cũng là một cách cơ thể tống khứ vi trùng ra ngoài. Thuốc chống tiêu chảy có thể làm cho các triệu chứng kéo dài hơn và các tác dụng phụ đối với trẻ em có thể nghiêm trọng.
Tốt nhất khi sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em, chỉ nên gây nôn sau đó cho trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Không dùng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em.