Viêm mũi, viêm xoang do khói bụi, vi khuẩn hay thời tiết thay đổi đều khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Việc vệ sinh mũi đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm bớt tình trạng khó chịu, cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rửa mũi hoặc rửa mũi sai cách thì nguy cơ bị bệnh nặng hơn là dễ xảy ra.
Quá trình rửa mũi đúng cách gồm: nhỏ nước muối sinh lý vào chảy từ một bên lỗ mũi sang lỗ mũi bên kia. Điều đó sẽ giúp rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng. Dưới đây là 6 bước rửa mũi và một số lưu ý:
- Bước 1: Để rửa mũi, bạn cần có một bình đựng và một lọ nước muối sinh lý. Bạn có thể dùng loại bình xịt dạng phun sương, bình hình củ tỏi (giống như dụng cụ hút mũi có bóng cao su) hay bình neti pot (dạng bình trà nhưng dùng để nhỏ mũi). Nếu không có, bạn có thể dùng tay để đổ nước muối sinh lý vào mũi, mặc dù cách này không dễ đối với những người làm lần đầu.
- Bước 2: Nếu mua bình xịt thì bỏ qua bước này. Hoặc bạn có thể mua chai dung dịch nước muối 0,9% hoặc bột muối sinh lý để tự pha theo cách sau: pha từ một đến 2 cốc nước đun sôi để nguội với 1/4-1/2 thìa muối tinh, sau đó cũng đổ vào bình.
- Bước 3: Nếu dùng chai dạng bóp (bình hình củ tỏi), neti pot hay ống tiêm thì cần nghiêng người về phía bồn rửa hoặc chậu một góc 45 độ. Nghiêng đầu để khi nước muối chảy từ mũi này sang mũi kia sẽ rơi vào đúng chậu. Lưu ý không ngả đầu ra phía sau.
Đọc thêm:
Phòng tránh viêm xoang bằng 7 cách đơn giản hàng ngày
- Bước 4: Đặt vòi của bình neti pot hoặc ống tiêm hoặc bình xịt vào một bên cánh mũi như hình minh họa. Bạn há miệng rồi từ từ xịt, rót nước muối vào mũi, nhớ là trong suốt quá trình, chỉ thở bằng miệng, không thở bằng mũi.
- Bước 5: Nước muối sẽ chảy từ mũi bên này sang bên kia và có thể là chảy cả trong miệng nhưng đừng lo, bạn sẽ không đau nếu nước chỉ chảy vào họng (muốn vậy phải tuân thủ việc thở bằng miệng).
- Bước 6: Xì mũi nhè nhẹ để làm sạch các dịch còn sót trong mũi. Nhắc lại bước 4 với mũi bên kia. Sau khi thực hiện xong cả 2 bên mũi, bạn cần đảm bảo rằng các dịch trong mũi đã được làm sạch kỹ lưỡng. Ngoài ra, các dụng cụ xịt mũi cũng cần được lau sạch và để ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
Nếu tự pha nước mũi, bạn nên giảm bớt lượng muối và pha với nước ấm, không nên quá nóng hay quá lạnh, đồng thời nghiêng đầu 45 độ, không ngả đầu ra sau. Trong khi rửa mũi, giữ miệng mở và không thở bằng mũi nếu không muốn bị sặc.
Mũi có 2 đường để lọc không khí. Trong xương sọ có 4 hốc gọi là xoang và chúng thông nhau bởi các đường dẫn. Các đường dẫn và các xoang này được bao phủ bởi màng nhầy và nếu màng này bị viêm, viêm xoang do cảm lạnh hay dị ứng thì nó sưng lên và ngăn cản sự lưu thông giữa các xoang. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường này và gây ra viêm xoang với các biểu hiện viêm nhiễm, sưng nề, ngạt mũi và đau nhức.
Màng nhầy ở các hốc xoang có các lông nhỏ gọi là mao lông, chúng sẽ đẩy vi khuẩn và các mảnh vụn xuống họng, nơi chúng sẽ trở thành vô hại. Khi màng này sưng lên, các mao lông sẽ không thể làm nhiệm vụ của chúng. Khi thực hiện rửa mũi, dung dịch nước muối sẽ làm nhiệm vụ của mao lông. Nước muối giống như dạng kem dưỡng giúp giảm viêm màng nhầy. Sưng nề giảm sẽ làm đường thở thông thoáng, hít thở sẽ dễ dàng hơn.
Rửa mũi đúng cách sẽ cho hiệu quả thấy được ngay chỉ sau 1-2 lần. Hiệu quả ngày càng rõ rệt nếu bạn tiếp tục thực hiện đều đặn, giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng và cải thiện cuộc sống rõ rệt.
Do phải tiếp xúc với khói bụi hàng ngày, dù bạn làm việc trong văn phòng hay ngoài trời thì cũng nên rửa mũi mỗi ngày, lý tưởng nhất là chỉ nên 1 lần/1 ngày vào cuối ngày. Rửa mũi đều đặn giúp làm giảm chất nhầy, rửa trôi các vi khuẩn. Sau khi các triệu chứng giảm, chỉ cần rửa mũi 3 lần 1 tuần.
5. Những người nên rửa mũi
Rửa mũi tốt cho những người bị viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp, cảm lạnh, và cảm cúm, an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng phương pháp này nếu bị viêm tai giữa hay mũi bị bít tắc gây khó thở.