Bệnh sởi rất nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé bị suy dinh dưỡng. Bệnh có thể gây ra một số biến chúng nguy hiểm như: Viêm phổi, tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm màng não,... Bệnh sởi nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù mắt và có thể gây tử vong. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh, nên viện phòng tránh sởi cần được đặt lên hàng đầu vào thời điểm giao mùa.
Vào thời điểm giao mùa đông xuân, nhiệt độ thấp khiến sức để kháng của trẻ bị suy giả, tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh và tấn công cơ thể.
Sởi có khả năng lây lan mạnh trong thời điểm này, nên bất cứ ai chưa từng bị sởi đều có thể bị mắc bệnh. Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi:
- Trẻ em dưới 10 tuổi chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh hoặc tiềm phòng không đầy đủ.
- Người dưới 20 tuổi chưa bị bệnh sởi, người có hệ miễn dịch kém, dễ bị nhiễm khuẩn hoặc virus tấn công.
- Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì dễ gặp biến chứng khi mắc sởi.
- Những người đang mắc các bệnh mãn tính như tim bẩm sinh, cảm cúm, tiểu đường, bệnh lao,...có sức đề kháng yếu dễ bị virus sởi tấn công.
- Trẻ em sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV.
- Trẻ bị thiếu Vitamin A trên lâm sàng hoặc dưới lâm sàng đều tăng nguy cơ mắc bệnh sởi. Đồng thời có nguy cơ tử vong do sởi cao hơn những đứa trẻ khoẻ mạnh.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, có hệ miễn dịch bị suy yếu rất dễ mắc bệnh sởi. Thời gian bị bệnh thường kéo dài kèm theo nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị và chăm sóc cẩn thận.
Để phòng tránh sởi hiệu quả, trước hết chúng ta cần hiểu rõ cơ chế lây lan và các triệu chứng của bệnh.
Bệnh sởi lây lan bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ mũi, họng của bệnh nhân. Nhiều trường hợp bị lây bệnh gián tiếp qua các đồ vật mang mầm bệnh do bệnh nhân sử dụng.
Theo thống kê cứ 10 người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân sởi sẽ có tới 9 người bị lây nhiễm nếu chưa từng bị mắc sởi. Trường hợp này cũng xảy ra với những ai chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.
Chúng ta chỉ có chấm dứt sự lây truyền của bệnh sởi trong cộng đồng khi đạt được > 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi trong quần thể dân cư.
Các triệu chứng khởi đầu của sởi là: Sốt, viêm kết mạc mắt, sổ mũi, ho, xuất hiện các nốt koplik ở niêm mạc miệng. Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi phát bệnh. Các nốt ban bắt đầu từ mặt sau đó lan ra toàn thân và kéo dài từ 4 đến 7 ngày.
Phòng tránh sởi vào thời điểm giao mùa là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp hạn chế tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng mà còn bảo vệ an toàn cho sức khoẻ của cả gia đình. Có hai cách phòng tránh sởi là tiêm vắc xin và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Tiêm vắc xin là cách hữu hiệu nhất để phòng tránh sởi vào thời điểm giao mùa. Trẻ em đủ 9 tháng tuổi có thể tiêm mũi sởi đầu tiên. Mũi thứ hai được tiêm vào 18 tháng tuổi.
Đối với trẻ sơ sinh có thể phòng tránh sởi theo lộ trình tiêm phòng mũi sởi kết hợp với mũi đầu tiên khi đủ 12 tháng tuổi. Mũi tiêm này có khả năng phòng ngừa cả 3 bệnh là sởi, quai bị và Rubella. Mũi tiêm nhắc lại sẽ được thực hiện sau 4 năm.
Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh thì việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng quan trọng không kém. Hệ miễn dịch khoẻ mạnh không chỉ phòng tránh sởi hiệu quả, nó còn giúp cơ thể bạn chống lại mọi sự tấn công của mọi loại virus, vi khuẩn khác.
Để tăng cường sức để kháng cho cơ thể bạn cần một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất. Cùng với đó là một chế độ luyện tập thể dục, thể thao hợp lý và chế độ sinh hoạt phù hợp.
Bổ sung thêm cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin A, c và kẽm để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Thời điểm giao mùa là lúc dịch bệnh bùng phát. Do đó việc duy trì một không gian sống, sinh hoạt sạch sẽ, thông thoáng là điều kiện cần để hạn chế môi trường sinh sôi của virus. Tăng cường vệ sinh cá nhân là một trong những phương pháp phòng tránh sởi hiệu quả.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em.
- Vệ sinh mũi, mắt, miệng, họng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn được bác sĩ chỉ định. Điều này rất cần thiết với những người thường xuyên phải tiếp xúc gần với bệnh nhân như người nhà, bác sĩ trực tiếp chăm sóc, điều trị,...
- Tập cho trẻ nhỏ thói quen rửa tay, chân bằng xà phòng sau khi chơi đùa, tiếp xúc với các bạn khác.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc sởi. Khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang y tế và có trang bị phòng hộ cá nhân.
- Đeo khẩu trang nơi công cộng, chỗ đông người như bệnh viện, trường học....
- Không cho bé dùng chung đồ đạc cá nhân, đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị nhiễm bẩn từ các chất tiết mũi họng.
Bệnh sởi tuy rất nguy hiểm nhưng nếu hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, con đường lây nhiễm và có biện pháp phòng tránh đúng thì không quá đáng sợ. Hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu bạn hoặc các thành viên trong gia đình có dấu hiệu bị mắc bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.