Hướng dẫn người nhà chăm sóc vết mổ đúng cách sau phẫu thuật ung thư

Hướng dẫn người nhà chăm sóc vết mổ đúng cách sau phẫu thuật ung thư
Sau phẫu thuật ung thư, bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận về ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi. Mặt khác việc chú ý vệ sinh, chăm sóc vết mổ đúng cách là tiền đề giúp vết mổ nhanh lành, khôi phục thể trạng cho người bệnh

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải được chăm sóc khoa học nhằm giúp vết mổ nhanh lành và tránh một số biến chứng tại vết mổ.

1. Xử lý vết mổ trong phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bác sĩ hoặc y tá sẽ đóng vết mổ lại bằng chỉ phẫu thuật, kẹp ghim, băng dính hoặc bằng một loại keo dán đặc biệt. Tùy vào loại phẫu thuật và tình trạng vết mổ trên da, bác sĩ sẽ chọn cách đóng vết mổ phù hợp nhất. Trong đó, chỉ phẫu thuật là phương pháp hay dùng nhất để đóng vết mổ.

Nếu vết mổ được đóng lại bằng chỉ nilon hoặc lụa, bác hoặc y tá sẽ cắt và lấy hết chỉ khi vết mổ đã lành.

Tuy nhiên, căn cứ vào từng loại vết mổ, bác sĩ sẽ dùng kẹp ghim làm bằng loại không gỉ để ép hai vết mổ vào với nhau. Phương pháp này thường liền nhanh hơn so với việc khâu bằng chỉ.

Ngoài sử dụng chỉ hoặc ghim để cố định vết mổ, bác sĩ còn có thể dùng bằng keo nhưng phương pháp này không phù hợp với vùng đã có vết mổ cũ hoặc cơ thể đang có bệnh làm cho vết mổ lâu lành.

Thời gian liền vết mổ tùy thuộc vào loại phẫu thuật và tình trạng sức khỏe mỗi người. Thông thường, ở người khỏe mạnh, vết mổ sẽ liền sau 2 tuần. Tuy nhiên đối với bệnh nhân ung thư, vết mổ có thể sẽ lâu lành hơn do lúc này hệ miễn dịch kém và cơ thể đang chịu ảnh hưởng từ một số loại thuốc điều trị.

Sau phẫu thuật, vết mổ sẽ được băng kín. Tùy loại phẫu thuật, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ kiểm tra vết mổ, thay băng mới trước khi bệnh nhân xuất viện. Khi về nhà, một hoặc 2 ngày, người bệnh cần thay băng theo cách đã được hướng dẫn.

Chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân ung thư sau khi trở về nhà là một vấn đề quan trọng. Nếu thực hành không đúng cách hoặc sai chỉ dẫn có thể ảnh hưởng đến vết mổ, nguy cơ bị viêm, bục vết mổ là điều có thể xảy ra.

Sau khi bệnh nhân ung thư xuất viện và trở về nhà, người thân cần thực hành chăm sóc vết mổ theo đúng hướng dẫn y khoa và giữ kết nối với các bác sĩ, y tá nhằm sơ cứu kịp thời trong một số trường hợp khẩn cấp.

2. Lưu ý cho người nhà khi chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư

- Khi thay băng, chú ý xem vết mổ có bị đỏ lên không, nếu bị sưng hoặc chảy nước

- Trước khi thay băng, nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi mở băng và thay băng

- Không làm lớp băng bị bẩn hoặc bị ướt

- Nếu vết mổ được băng lại bằng băng dính, sau vài ngày đầu băng dính có thể cong lên, không nên bóc, hãy để nó bong ra tự nhiên.

3 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải được giữ vết mổ sạch và khô, tuyệt đối không để vết mổ ẩm ướt hoặc nước vào vết mổ.

- Hỏi rõ bác sĩ phẫu thuật tới khi nào có thể tắm dưới vòi sen. Khi vết mổ chưa lành hoàn toàn, cần tránh kỳ cọ mạnh vào vết mổ, tránh ngâm người trong bồn nước nóng hoặc bơi lội.

Sau phẫu thuật ung thư, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, tê nhức nơi vết mổ nhưng đây là hiện tượng bình thường, do vậy bạn không nên quá lo lắng.

Nếu cảm thấy khó chịu quá mức, bị đau đột ngột, cần thông báo với bác sĩ phẫu thuật để được xử lý vết mổ đúng cách.

Có nhiều trường hợp sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt một cái ống nhỏ vào vết mổ để mở đường cho máu loãng hoặc dịch từ vết mổ chảy ra.

Máu hoặc dịch chảy ra sẽ được dẫn vào một túi hoặc một chai nhỏ. Khi số lượng dịch chảy ra chỉ còn khoảng 30ml/ngày, BS sẽ rút bỏ ống dẫn lưu.

Người nhà chú ý cần thay túi đựng dịch dẫn lưu thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ hoặc y tá. Tuyệt đối không rút ống dẫn lưu ra khỏi túi, tránh đè ép làm tắc ống.

3. Hướng dẫn cách ăn uống, tập luyện để vết mổ nhanh lành

Sau phẫu thuật ung thư, bệnh nhân thường có thể trạng yếu, suy nhược và mệt mỏi do mất máu nhiều. Việc ăn uống lúc này rất quan trọng nhằm giúp bệnh nhân lấy lại thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời ăn uống để vết mổ nhanh lành, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

- Để vết mổ nhanh lành, người bệnh nên ăn chế độ giàu đạm, nhiều vitamin C và nguyên tố kẽm. Vitamin C có nhiều trong quả chanh và các loại rau lá màu xanh.

- Thịt và sữa có thành phần đạm cao và chứa nhiều nguyên tố kẽm. Nếu bữa ăn hàng ngày chưa đủ, có thể dùng thêm các loại vitamin và thực phẩm chức năng.

- Sau phẫu thuật ung thư, bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, tác động vào vết mổ. Hoạt động nhẹ nhàng, hạn chế dùng nhiều sức lực

- Khi ra ngoài, cần bảo vệ vị trí mổ khỏi ánh nắng bằng cách mặc quần áo dài hoặc phủ kem chống nắng.

- Làm mờ sẹo bằng các loại kem bôi ngoài da có hướng dẫn của bác sĩ

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/


logo vietlife healthcare-done

Tác giả: Lê Cường