Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc nấm da cấp tính tại nhà an toàn

Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc nấm da cấp tính tại nhà an toàn
Khi bị mắc nấm da, người bệnh cần lưu ý cách chăm sóc nấm da cấp tính được chia sẻ dưới đây để tránh làm lây lan bệnh và làm bệnh trở nên nặng hơn.

Nấm da rất dễ lan rộng nếu không được chăm sóc kịp thời. Vì vậy, người bệnh nấm da có thể tự chăm sóc khi bị nấm tại nhà bằng những hướng dẫn dưới đây.

1. Rửa sạch tay

Để chăm sóc nấm da cấp tính hiệu quả, sau khi chạm vào vùng da bị nhiễm nấm bạn cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào các vùng khác trên cơ thể. Việc này sẽ tránh được nguy cơ gây lây lan bệnh nấm sang những vùng da chưa nhiễm bệnh.

Ngoài ra, hình thành thói quen rửa sạch tay không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm nấm lây lan, đây cũng là cách bạn bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc nấm da cấp tính tại nhà an toàn - Ảnh 1.

Rửa sạch tay sau khi chạm vào vùng da bị nhiễm nấm tránh tình trạng nấm bị lây lan - Ảnh Internet

2. Giữ vùng da nhiễm nấm sạch sẽ, khô ráo

Nấm da thường sẽ phát triển tốt hơn trong môi trường ấm và ẩm ướt. Vì thế để bảo vệ khỏi nấm da bạn cần lưu ý sử dụng khăn riêng cho khu vực bị nhiễm nấm.

Lưu ý, đối với quần áo sau khi mặc cần giặt lại bằng nước nóng và xà bông sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, cũng nên dùng những loại quần áo, tất thoáng mát để không gây bí da cho vùng bị nhiễm nấm.

3. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác

Để chăm sóc bệnh nấm da cấp tính hiệu quả, bạn cần tránh dùng chung khăn và những vật dụng cá nhân với người khác. Bởi khi dùng chung những đồ dùng này nấm có thể tồn tại trên vật dụng một thời gian dài. Chính vì vậy mà bệnh có thể lây lan cho những người xung quanh.

Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc nấm da cấp tính tại nhà an toàn - Ảnh 2.

Cần tránh dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác để tránh mắc bệnh nấm - Ảnh Internet

Nếu bạn bị nấm ở bàn chân, nên đi dép trong nhà hoặc đi giày không thấm nước trong những khu vực như hồ bơi. Việc này sẽ giúp bệnh không lây lan cho những người khác.

4. Khử trùng vật dụng bị nhiễm nấm

Những vật dụng như quần áo, chăn, ga, gối,… nên được khử trùng hoặc vứt bỏ. Chỉ như vậy mới giúp bệnh không bị lây lan sang những vùng da lành.

Bạn có thể thực hiện tiệt trùng bằng tia cực tím nếu không muốn phải vứt bỏ những vật dụng này. Tuy nhiên, cần thực hiện cẩn thận và an toàn để tránh vật dụng nhiễm nấm gây lây lan.

5. Chăm sóc nấm da cấp tính bằng cách thoa thuốc kháng nấm

Rất nhiều người cho rằng khi bị nhiễm nấm chỉ cần thoa thuốc vùng bị nhiễm nấm thôi là đủ. Tuy nhiên, để bệnh nhanh chóng khỏi cũng như không bị lây lan. Bạn cần thoa thuốc kháng nấm rộng hơn vùng bị nhiễm nấm ít nhất khoảng 2cm.

Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc nấm da cấp tính tại nhà an toàn - Ảnh 3.

Thoa thuốc kháng nấm xung quanh vùng bị nấm và cách đó khoảng 2 cm để giúp nấm không bị sót hay lây lan sang vùng da lành - Ảnh Internet

Thoa thuốc kháng nấm rộng hơn vùng bị nhiễm sẽ giúp nấm không bị sót lại gây lây lan sang những vùng da lành.

6. Nếu thú cưng nhiễm nấm cần đưa đến gặp bác sĩ thú y

Nếu như thú cưng của bạn bị nấm, hãy nhanh chóng đưa chúng đến gặp các bác sĩ thú y bởi nấm động vật có thể lây truyền sang cho người với tốc độ rất nhanh. Tiếp theo đó bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa trong vài tuần.

Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều loại thuốc kháng nấm cho thú cưng mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo và sử dụng nó cho thú cưng của mình.

7. Tái khám với bác sĩ da liễu

Nếu như bạn đã thực hiện điều trị nấm da nhưng vẫn không khỏi. Vùng da bị nhiễm nấm vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã sử dụng thuốc theo đúng chỉ định. Bạn cần thông báo với bác sĩ và hẹn lịch tái khám để có những phương án điều trị tiếp theo. Cần điều trị đến khi nấm khỏi hoàn toàn.

Trên đây là những cách chăm sóc nấm da cấp tính dành cho người bị bệnh. Để bệnh nhanh chóng được điều trị dứt điểm, bạn hãy lắng nghe và thực hiện đúng theo chỉ định của các bác sĩ.


Tác giả: Hagi