Hướng dẫn giảm đau dạ dày khi mang thai an toàn và hiệu quả

Hướng dẫn giảm đau dạ dày khi mang thai an toàn và hiệu quả
Viêm dạ dày có thể gây ra những cơn đau tức khó chịu cho bà bầu. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần được hạn chế đến mức tối thiểu để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc tự nhiên có thể giúp giảm đau dạ dày khi mang thai mà bà bầu có thể tham khảo.

1. Chế độ ăn giúp giảm đau dạ dày khi mang thai

- Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Bởi khi dạ dày bị viêm thì chức năng của nó đã suy giảm ít nhiều. Việc giảm tải công việc sẽ giúp dạ dày nhanh phục hồi hơn, giảm đau dạ dày khi mang thai hiệu quả. 

- Chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, tươi và sạch. Tránh ăn thực phẩm cũ, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Hạn chế ăn hàng quán lề đường. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gián tiếp đưa vi khuẩn và nấm vào dạ dày, khiến tình trạng viêm và đau thêm trầm trọng.

- Tránh thực phẩm quá cứng, thực phẩm sấy khô. Kiêng các món có chứa thành phần làm kích thích dạ dày như rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng,.... Các món chua và dễ sản sinh axit cũng nên hạn chế. 

Ưu tiên các món ăn từ tinh bột như cháo, cơm, bánh mỳ,... Chúng sẽ giúp trung hòa nồng độ axit trong dạ dày, từ đó giúp giảm đau dạ dày khi mang thai hiệu quả. 

Hướng dẫn giảm đau dạ dày khi mang thai an toàn và hiệu quả - Ảnh 2.

Tinh bột giúp trung hoà nồng độ axit trong dạ dày (Ảnh: Internet)

- Vì bà bầu cần nạp nhiều thức ăn hơn bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Nhưng không nên ăn quá nhiều một lúc. Nên chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày có thời gian tiêu hóa. Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ sẽ phần nào giúp dạ dày chuyển hóa thực phẩm dễ dàng và nhanh chóng hơn.

- Bà bầu nên chuẩn bị thức ăn vặt lành mạnh để mang theo mọi lúc mọi nơi. Việc này không chỉ giúp nạp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết. Mà nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng dạ dày trống rỗng, axit có cơ hội tiếp xúc và làm viêm loét dạ dày, xuất hiện những cơn đau rát.

2. Thói quen sinh hoạt khoa học

- Căng thẳng và stress quá nhiều sẽ kích thích dạ dày co bóp và tăng tiết dịch axit. Điều này khiến các cơn đau dạ dày xảy ra thường xuyên hơn. Do đó bà bầu nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn vui vẻ và thoải mái.

- Tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe chung của cả mẹ và bé. Sức đề kháng tăng cũng giúp đẩy lùi tình trạng viêm, giúp giảm đau dạ dày khi mang thai. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp nhu động ruột tốt hơn, hệ tiêu hóa được cải thiện chức năng.

Hướng dẫn giảm đau dạ dày khi mang thai an toàn và hiệu quả - Ảnh 3.

Tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe chung của cả mẹ và bé (Ảnh: Internet)

- Tập các môn như yoga, thiền, tập hít thở,... là những biện pháp giúp giảm đau dạ dày khi mang thai có hiệu quả tức thời.

- Bà bầu cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối để cơ thể phục hồi năng lượng, dạ dày có thời gian nghỉ ngơi để sửa chữa tổn thương.

3. Một số biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày khi mang thai

- Dầu dừa:

Mỗi khi bị đau dạ dày, bà bầu có thể nhấm nháp 1 - 2 thìa dầu dừa. Dầu dừa sẽ bao phủ lớp niêm mạc dạ dày, khiến axit trong dịch vị không thể kích thích vùng bị viêm loét. Do đó các cơn đau có thể được kiểm soát ngay lập tức.

- Nghệ và mật ong:

Pha bột nghệ và mật ong vào nước ấm không chỉ giúp giảm đau dạ dày khi mang thai ngay lập tức. Hoạt chất curcumin trong nghệ sẽ kích thích tiết mật, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Mật ong là chất kháng sinh cực mạnh, giúp giảm viêm, chữa loét.

Sử dụng lâu dài nó còn giúp điều trị viêm dạ dày hiệu quả. Mỗi ngày bà bầu có thể uống 1 cốc mật ong nghẹ trước khi ăn 30 phút. Để tiện mang theo sử dụng, bà bầu có thể trộn mật ong với bột nghệ, vo thành viên hoàn, bảo quản trong lọ nhỏ, mang theo người để sử dụng khi cần thiết.

- Bắp cải:

Bà bầu chỉ cần xay nhỏ lá bắp cải với một chút nước trắng. Lọc lấy nước bắp cải rồi đun sôi, uống trong ngày. Nước ép bắp cải giúp thanh nhiệt, giải độc, trung hòa axit dạ dày, giúp giảm đau dạ dày khi mang thai rất an toàn và nhanh chóng. Tuy nhiên, mỗi ngày bà bầu chỉ nên uống 200ml nước ép bắp cải. Sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

**Tuy nhiên các biện pháp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bà bầu nên liên hệ với bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.


Tác giả: Mai Nhung