Hướng dẫn gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm

Hướng dẫn gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân cần được gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra khỏi cơ thể. Vậy gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm như thế nào cho đúng cách mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe?

Ngay khi xuất hiện và phát hiện các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm thì cần tiến hành gây nôn để loại bỏ các thức ăn độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm. Tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây:

1. Gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm đúng cách

Bước 1: Uống nước muối để gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm

Đây là cách gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm đơn giản và hiệu quả nhất. Nước muối sẽ kích thích dạ dày và làm đầy bụng, khiến bạn có cảm giác buồn nôn. Chỉ cần pha 2 thìa cà phê muối trắng vào cốc nước ấm để làm dung dịch gây nôn.

Nếu không có sẵn muối trắng, hoặc tình huống nguy cấp không kịp pha nước muối thì bạn có thể uống 1 cốc nước lọc. Nó làm tăng cảm giác đầy bụng và muốn nôn. Nước cũng giúp làm loãng dịch vị trong dạ dày để thức ăn dễ dàng bị tống ra ngoài hơn.

Bước 2: Kích thích nôn nhờ phản xạ của yết hầu

Cách đơn giản và nhanh chóng nhất chính là dùng ngón tay móc họng để gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm:

- Rửa tay thật sạch trước khi bắt đầu.

- Cho ngón trỏ và ngón giữa vào sâu trong cổ họng.

- Ngoáy nhẹ vào họng để gây nôn.

gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm

Kích thích sâu vào vòm họng sẽ giúp gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm hiệu quả và nhanh chóng. (Ảnh Internet)

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng que đè lưỡi hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi để kích thích gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm. Bạn chỉ cần đưa dụng cụ vệ sinh lưỡi chạm vào sâu trong gốc lưỡi, vòm miệng hoặc vòm họng. Cọ và ngoáy nhẹ dụng cụ vệ sinh lưỡi. Điều này sẽ khiến bạn nôn.

Bước 3: Xử lý sau nôn

- Sau khi đã nôn được các thực phẩm chứa độc tố ra ngoài cơ thể. Bạn cần súc miệng để làm sạch và xóa bỏ những dư vị khó chịu trong miệng.

- Nôn khiến cho cơ thể mất nước. Chính vì vậy cần cho người bệnh uống nước. Nhưng lưu ý uống chút một để tránh cảm giác đầy bụng, muốn nôn trở lại. Nếu người bệnh nôn quá nhiều thì có thể uống nước orezol hoặc các nước bù điện giải để chống mất nước.

- Sau khi đã xử trí gây nôn xong thì đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi đã gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Không nên chủ quan nghỉ ngơi tại nhà. (Ảnh Internet).

2. Những lưu ý trong gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm

Trong quá trình gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm, cần chú ý một vài vấn đề sau:

- Chỉ gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm nếu bệnh nhân còn tỉnh táo. Trường hợp bệnh nhân lơ mơ, quá mệt, quá yếu hãy đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Cố tình gây nôn có thể khiến bệnh nhân bị sặc nghẹn, gây suy hô hấp.

- Cố gắng giúp bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt, tống sạch thức ăn nhiễm độc ra khỏi cơ thể.

- Nếu gây nôn cho người khác, đặc biệt là người có sức khỏe yếu, người già hoặc trẻ em. Thì cần cho người bệnh nằm thấp đầu, nghiêm đầu sang một bên. Điều này giúp bệnh nhân nôn dễ dàng hơn, không làm chất nôn sặc lên mũi hoặc xuống phổi.

- Khi kích thích yết hầu để gây nôn cần hết sức nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương và xây xát vùng miệng.

- Gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ mang lại tác dụng nếu ngộ độc xảy ra sau khi ăn trong vòng 6 giờ. Nếu trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn sau 6 giờ thì chất độc đã bị hấp thu vào cơ thể. Do đó gây nôn không còn nhiều tác dụng. Bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện khẩn cấp để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

- Gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm giúp ích cho bạn rất nhiều. Nhưng bạn vẫn có thể bị ngộ độc nặng ngay cả khi nôn sạch thức ăn nhiễm độc ra khỏi cơ thể. Do đó, sau khi nôn không nên chủ quan nghỉ ngơi tại nhà. Mà người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng.


Tác giả: Mai Nhung